Khai và hợp là từ trong điều khiển ngoài, từ ngoài đưa vào trong

Một phần của tài liệu Thái cực quyền (Trang 47 - 48)

IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT

1) Khai và hợp là từ trong điều khiển ngoài, từ ngoài đưa vào trong

Luận thuyết này về quyền thuật có nói : “Khai – hợp, hư thực tức là quyền Kinh”, “Nhất khai nhất hợp, hữu biến hữu th ường”, “Hư thực xen kẽ, lúc hiện

lúcẩn”, “Khai trung hữu hợp, hợp trung hữu khai”, “H ư trung hữu thực, thực

trung hữu hư”. Và đưa kkhai hợp, hư thực lên vị trí quan trọng hàng đầu trong

yếu lĩnh và nguyên tắc tập luyện Thái cực quyền.

Khai và hợp trong Thái cực quyền đều là từ trong điều khiển ra ngoài, từ ngoài dưa vào trong, trong ngoài th ống nhất. Khai và hợp trước tiên đều cần

phải có động lực từ bên trong sau đó biểu hiện ra động tác ở bên ngoài. Việc

rèn luyện cơ năng, cơ quan nội tạng từ lây đãđược các nhà quyền thuật cổ đại ở Trung Quốc đặt biệt coi trọng. Các nhà Thái cực quyền cho rằng nếu chỉ có

sự khai hợp của hình thức bên ngoài, không có sự khai hợp của động lực bên trong thì sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe, tăng c ường thể

chất của Thái cực quyền , đồng thời cũng không thể nói là Thái cực quyền

luôn thống nhất trong ngoài. Lâu nay Thái cực quyền luôn luôn được gọi là một loại trong “Nội công quyền”, có nghĩa l à dưới sự điều khiển của ý thức, động tác cần phải được kết hợp với hít thở, v à động tác, việc “luyện ý”, “Luyện khí”, “luyện thân” phải đ ược tiến hành đồng thời. Cái gọi là động tác

bao gồm sự vận động bên trong của cơ bắp, khớp xương – cơ quan nội tạng, cơ năng và sự vận động bên ngoài của tứ chi, chỉ có “Lấy sự vận động bên

trong điều khiển động tác bên ngoài hợp với sự vận động bên trong” thì mới

gọi là sự hợp nhất trong ngoài của động tác.

2) “Khai trung hữu hợp, hợp trung hữu khai”

Khi động tác khai thì trong ngoài đều khai, khi động tác hợp thì trong

ngoài đều hợp, toàn thân hoàn chỉnh, chuyển tiếp phải liên tục không gián đoạn, lực tập trung vào một điểm và phải linh hoạt sẵn sàng chuyển sang tập trung vào điều khác. Trong quá trình hết khai rồi rồi đến hợp phải từng b ước

yêu cầu thực hiện được “Khai trung hữu hợp, hợp trung hữu khai”. “Khai

trung hữu hợp, hợp trung hữu khai” chính là tác dụng trung tâm của sự “vận

lực xoáy ốc”. Sự vận lực trong Thái cực quyền là tf sống lưng vùng eo vận động theo đường xoáy ốc ra đầu hai bàn tay và hai bàn chân, gọi là “Khai”, từ đầu hai bàn tay , hai bàn chân trở về bụng gọi là “Hợp”.

Vì phương pháp luyện tập tỷ mỉ do vậy dù là luyện tập để chữa bệnh, bảo

vệ sức khỏe, tăng cường thể chất hay là để nâng cao kĩ thuật thì hiệu quả cũng đều tốt. Trên cơ sở Thái cực quyền đã được phổ cập, chúng ta cần phải kịp

thời nâng hiệu quả tập luyện. Muốn nâng cao hiệu quả, vấn đề mấu chốt là

trước tiên ta phải coi trọng việc kết hợp giữa vận động bên trong với vận động bên ngoài, đặc biệt là sau khi đã thành thục tòan bài phải luôn luôn chú ý câu “Trong không động thì ngoài không phát”. Phương pháp lấy trong điều khiển

pháp tập Thái cực quyền , đay cũng chính là lý do khiến chúng ta cần phải

nghiên cứu kĩ về “Khai – Hợp, Hư = Thực”.

Một phần của tài liệu Thái cực quyền (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)