Hợp hư, tích là lấy hơi vào; khai, thực, phát là thở ra

Một phần của tài liệu Thái cực quyền (Trang 50 - 51)

IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT

2) Hợp hư, tích là lấy hơi vào; khai, thực, phát là thở ra

Việc tại sao “hợp”, “hư”, “thể tích” là lấy hơi vào, “khai”, “thực”, “phát

lực” là thở ra, thìđó hòan toàn là một quy luật sinh lý tự nhiên về sự vận động

kết hợp. Lấy ví dụ làm động tác “co kín người lại” như trên đã nói, khi cử động thứ nhất tay phải giơ nắm đấm đã thu về để lòng bàn tay mở ra, thì các chi chùng lại, gập xuống, về mặt ý nghĩa thì đó sự chuyển dần từ “thực” thành” hư”, do việc cơ thể dần chuyển sang tư thế ngồi, nên lúc này các cơ

ngực, lưng, xương sườn và các khớp đều co hẹp theo, cơ hoành chịu ảnh hưởng cũng ở trạng thái tĩnh lặng, vì vậy lồng ngực dễ dàng tích nhiều khí và phồng căng, lúc này tất nhiên cần lấy hơi vào. Ở đay cũng cần nói thêm là “

Trong hợp có khai” (trong khép có mở), bởi vì trong đó có sự thu hẹp mà cũng có sự mở rộng. Khi đến cử động thứ hai: hai tay đã yên vị hướng ra phía

trước, về ý nghĩa thìđó là sự chuyền dần từ “hư” sang “thực”, thế của các chi

dần hướng ra phía trước mà vươn rộng, các cơ ngực, bụng, lưng, xương sườn

và các khớp do đó cũng thu hẹp l ại, hoành cách mô sau chịu ảnh hưởng lại trở

về trạng thái luôn nâng lên hạ xuống như thường lệ, lồng ngực vì vậy dễ thu

nhỏ, lúc này tất nhiên cần thở ra, ở điểm này cũng có nghĩa là “ trong khai có hơp” (trong mở có khép), bởi vì trong đó có sự mở rộng mà cũng có sự thu

hẹp. Lý luận đã chỉ rõ “Sự khai hợp trước hết là sự vô định, còn thế quì và

vươn thì nối tiếp nhau”. Vì vậy khi luyện tập Thái cực quyền, từ lúc đầu đến

lúc kết thúc, mỗi động tác đều phải kết hợp nhịp nhàng, tự nhiên với sự hô

hấp. Hợp lui gọi là lấy hơi vào, còn khai thực thì thở ra, hoàn toàn là hiện tượng vận động sinh lý tự nhiên. Không hề có tác động nào là miễn cưỡng.

Về sự thở ra khi làm động tác khai phát, thì cơ ngấn ở bụng xẹp xuống,

làm cho áp khi của bụng nâng lên, trọng tâm rơi xuống, sau đó áp khí lồng

ngực lại làm động tác hạ xuống, còn khi lấy hơi hợp tích, cơ ngăn ở bụng

nâng lên, trọng tâm chuyển dịch lên trên, áp khí trong lồng ngực cũng nâng lên, tăng lượng khí hít vào của phổi. Sự nhanh chậm của qua trình hô hấp phải

thích ứng với yêu cầu của thế queyền, cùng với hô hấp và biến họa động tác

toàn thân, áp lực ở ngực và bụng cũng phải thay đổi theo, do đó giúp cho nội

tạng của cơ thể nhận được kích thích hợp lý, tăng nhanh độ l ưu chuyển huyết khí. Cơ năng phát triển đồng thời cũng tăng cường sức “tích”, “phát” và điều

chỉnh được trọng tâm.

Tuy nhiên, sự “khai phát” và “hợp tích” không phải là có nghĩa “Khai thị

khai, hợp thị hợp” (mở là mở, khép là khép), mà vẫn cần trong “khai” có “hợp”, trong hợp có khai, trong khai phả i có ý “hợp tích”, trong “hợp” phải có ý “khai phát”. Chỉ khi nào luôn luôn duy trì thể tích, có dư thừa mà vẫn không đủ, một hơi khí cũng có thể xuyên qua, động tĩnh hai mặt, thì mời mở rộng được tư thế tám phương, lại có thể xoay chuyển được tám hướng. Ngoài ra, sự “khai hợp” của Thái cực quyền, ngoài việc “Trong khai có hợp, hợp rồi lại

hợp”. “Trong khai có khai” nghĩa là vươn mình tiến theo kiểu xoáy ốc, “hợp

rồi lại hợp” nghĩa là liên tục lùi về sau theo xoáy ốc. Ứng dụng khi l àm động

tác vung tay, tay đằng trước luôn bắt dính, còn tayđằng sau luôn chuyển đổi,

tất cả đều theo nguyên tắc “Dính liền dính, không mất cũng không đ ược”, đều

vận dụng tác hạt nhân lực xoáy hìnhốc.

Một phần của tài liệu Thái cực quyền (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)