Những thuận lợi

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty Lữ hành Hanoitourist (Trang 46 - 47)

- Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh. Không những thế Việt Nam còn là điểm đến an toàn, thân thiện trong môi trường nhiều biến động của thế giới. Tất cả những điều đó đã tạo nên một thuận lợi cực lớn cho hoạt động kinh doanh du lịch. - Thứ hai, các lữ hành nói chung và công ty lữ hành Hanoitourist nói riêng đã có thuận lợi vô cùng to lớn khi ngày 12 tháng 6 năm 2002 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định về việc phê chuẩn “chiến lược phát triển du lịch Việt Nam”. Chính phủ đã đề ra mục tiêu cụ thể phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân của ngành từ năm 2001 đến 2010 đạt 11 đến 11,5%/năm. Về thị trường chú trọng khai thác thị trường nội địa phát huy tốt lợi thế phát triển du lịch của từng địa phương. Đầu tư phát triển du lịch chính phủ đã đầu tư hàng nghìn tỷ, riêng trong năm 2009 là 2,146 tỷ hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở các khu du lịch trọng điểm và thu hút được 190 dự án đầu tư vốn nước ngoài với tổng số vốn là 4,64 tỷ USD. Hoàn thành và khai triển Luật du lịch vào hoạt động kinh doanh du lịch góp phần giúp nhà nước quản lý chặt chẽ hơn.

- Thứ ba, khi Việt Nam gia nhập WTO thì bên cạnh những khó khăn thì ngành du lịch Việt Nam cũng có được những thuận lợi nhất định. Đó là du lịch Việt Nam sẽ có cơ hội đứng trước vận hội mới, vị thế Việt Nam đã được nâng lên, “sân chơi” rộng mở và luật chơi cũng rõ ràng. Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh

vực du lịch nói riêng của nước ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Đặc biệt, khả năng thu hút vốn FDI của ta ngày càng được cải thiện. Đây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành du lịch nước ta theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. WTO đang mở ra những viễn cảnh đầu tư mới. Hiện tại nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý đến Việt Nam và chú trọng vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch. Lượng vốn này đã đạt tới 2,2 tỷ USD trong tổng vốn 5,15 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2009. Hội nhập cũng tạo cơ hội học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, trình độ quản lý, tổ chức khai thác kinh doanh du lịch từ những nước có nền du lịch phát triển, giúp đào tạo đội ngũ nhân lực theo kịp trình độ quốc tế. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh do hội nhập cũng là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch nhằm tồn tại và phát triển một cách bền vững.

- Thứ tư, bên cạnh những thuận lợi chung của cả ngành du lịch thì công ty lữ hành Hanoitourist cũng tồn tại những thuận lợi riêng của công ty trong hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi thế không nhỏ trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Đó là công ty lữ hành Hanoitourist là một công ty có uy tín và thương hiệu trong việc tổ chức loại hình du lịch nội địa. Từ năm 1998-2005 liên tục là đơn vị du lịch có tổng doanh thu đứng thứ nhất của hãng hàng không Việt Nam tại khu vực miền Bắc.

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty Lữ hành Hanoitourist (Trang 46 - 47)