Điều trị đ−ợc một trẻ sơ sinh bị suy hô hấp.

Một phần của tài liệu Bài giảng thực hành lâm sàng khoa tiêu hóa (Trang 56 - 59)

- Vận dụng chỉ số Silvermanr: Đánh giá mức độ suy hô hấp ở trẻ đủ tháng vμ trẻ nhiều ngμy tuổi, sự

3. Điều trị đ−ợc một trẻ sơ sinh bị suy hô hấp.

3.1. Kỹ năng cần học: kỹ năng lμm thủ thuật vμ t− duy ra quyết định

3.2. Thái độ cần học của bμi: Suy hô hấp sơ sinh lμ tr−ờng hợp cấp cứu nặng cần xử trí kịp thời.

Khi cấp cứu phải nhanh chóng, chính xác vμ không có động tác thừa.để hạn chế tử vong vμ di chứng về tinh thần kinh do thiếu oxy não.

3.3. Kỹ năng lμm thủ thuật vμ t− duy ra quyết định:

Đặt bệnh nhân ở t− thế đúng:

- Nới rộng quần áo, mũ, tã vμ l−u ý nhiệt độ phòng cấp cứu đảm bảo đủ ấm 28 - 320C tránh tình trạng hạ thân nhiệt của trẻ

- Kê cao gối d−ới vai đảm bảo cho đ−ờng thở đ−ợc thẳng.

Kỹ thuật hút đờm trong chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy hô hấp

1. Chỉ định hút đờm dãi: Khi có dấu hiệu ứ đọng đờm dãi, nghẹt đờm

• Trẻ thở khò khè, xuất tiết nhiều đờm dãi

• Nhìn thấy đờm trong ống nội khí quản hoặc bóp bóng nặng tay

• Bệnh nhân đang thở oxy, thở máy thấy có biểu hiện tím tái, thở gắng sức, SaO2 giảm, áp lực đ−ờng thở tăng, thể tích thở ra giảm...

2. Kỹ thuật hút đờm dãi: 2.1. Chuẩn bị dụng cụ:

+ Dụng cụ vô trùng:

• Sonde hút đờm: Hút qua mũi miệng chọn sonde số 6 - 8 F

• Hút qua nội khí quản: ống nội khí quản < 3,5: sonde 6 F, ống nội khí quản > 3,5: sonde 8 F • Chai đựng dung dịch n−ớc muối 0,9% hoặc dung dịch Natribicarbonat 0,14% trong trường

hợp đờm dói đặc

• Găng tay + Dụng cụ khác: • Máy hút đờm dãi • Oxy • Mask, bóng bóp • ống nghe

2.2. Hút đờm dãi qua mũi miệng

1. Rửa tay, đeo khẩu trang

2. Tăng l−ợng oxy nếu bệnh nhân đang thở oxy

3. Mở chai muối 0,9% rót vμo chén hoặc chai vô khuẩn

4. Xé bao đựng sonde hút nối vμo dây của máy hút, điều chỉnh áp lực hút 45 - 65 mmHg. Không hút với áp lực cao hơn do có thể gây tổn th−ơng niêm mạc, xuất huyết, nhiễm trùng. 5. Đi găng tay, hút 0,5 - 1 ml n−ớc muối để lμm trơn ống hút.

6. Đ−a ống vμo mũi: chiều dμi ống từ cánh mũi đến dái tai. Trong khi đ−a ống vμo không đ−ợc hút, chỉ bắt đầu hút khi ống vμo đúng vị trí, vừa hút vừa rút ng−ợc. ở trẻ đang thở oxy qua mũi khi hút đờm sẽ lμm gián đoạn cung cấp oxy nên thời gian hút phải ngắn từ 5 - 10 giây, nếu cần sẽ lập lại khoảng cách giữa các lần hút lμ 60 giây, quan sát bệnh nhân trong khi hút đờm, nếu thấy tím tái hoặc SaO2 < 90% thì phải ngừng ngay. Sau khi hút đờm phải đánh giá lại tình trạng bệnh nhân.

7. Thu dọn dụng cụ vμ ngâm vμo dung dịch sát trùng

2.3. Hút đờm qua nội khí quản:

1. Rửa tay, đeo khẩu trang

2. Tách bệnh nhân ra khỏi máy vμ bóp bóng với Oxy 100% từ 8 - 10 nhịp. 3. Mở chai muối 0,9% rót vμo chén hoặc chai vô khuẩn

4. Xé bao đựng sonde hút nối vμo dây của máy hút vμ hút thử. Điều chỉnh áp lực hút 45- 65 mmHg

5. Ước l−ợng chiều dμi ống hút đ−a vμo ống nội khí quản không quá đầu trong của ống nội khí quản 1cm. Khi đ−a sonde hút vμo thì không hút, khi sonde đã vμo đúng vị trí thì vừa xoay ống vμ hút ngắt quãng, vừa rút ra. Thời gian hút phải d−ới 10 giây.

6. Nếu đờm đặc thì nhỏ 0,5 - 1 ml Natriclorua 0,9% vμo ống nội khí quản vμ bóp bóng giúp thở vμi nhịp rồi mới hút lại.

7. Giữa các lần hút phải bóp bóng với Oxy 100% trong 5 nhịp. Trong khi hút phải quan sát bệnh nhân về tri giác vμ tím tái.

8. Khi đã hút xong nối máy thở cho bệnh nhân. Đánh giá lại bệnh nhân: nghe phổi, tím tái, mức độ co kéo cơ hô hấp, đo SaO2.

9. Thu dọn dụng cụ vμ ngâm vμo dung dịch sát trùng

Thở Oxy:

1. Chỉ định:

Bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp thở nhanh trên 60 lần/ phút, thở chậm d−ới 40 lần trên phút vμ có cơn ngừng thở dμi trên 15 giây, co rút lồng ngực nặng, thở rên tím tái

2. Kỹ thuật thở oxy:

2.1. Chuẩn bị:

- Nguồn oxy, l−u l−ợng kế, bình lμm ẩm, ấm

- Dây nối, canuyn, sonde, hood

2.2. Thở oxy qua mũi:

1. Đổ n−ớc cất vμo bình làm ẩm đến vạch quy định 2. Đặt t− thế bệnh nhân đúng.

3. Lμm thông đ−ờng thở, hút sạch mũi họng.

4. Gắn bình làm ẩm vμo l−u l−ợng kế, gắn dây thở oxy vμo bình lμm ẩm. 5. Chọn l−u l−ợng oxy 0,5 l/phút

6. Kiểm tra oxy thoát ra ở đầu canuyn hoặc sonde thở oxy.

7. Đặt 2 nhánh nhỏ của canuyn vμo 2 lỗ mũi trẻ, đ−a dây dẫn oxy vòng qua tai xuống cổ hoặc vòng quanh đầu, vμ cố định bằng băng dính.

8. Đo SaO2 sau khi thở oxy

2.3. Thở oxy qua hood:Đặt t− thế bệnh nhân đúng.

1. Lμm thông đ−ờng thở, hút sạch mũi họng.

2. Gắn bình làm ẩm vμo l−u l−ợng kế, gắn dây thở oxy vμo bình lμm ẩm. 3. Chọn l−u l−ợng oxy 8 - 10l/ phút

4. Đặt hood trùm lên đầu bệnh nhân vμ không bịt kín phần hở quanh cổ bệnh nhân 5. Đo SaO2 sau khi thở oxy

Điều trị nguyên nhân gây suy hô hấp:

- Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ hoặc sử dụng kháng sinh phổ rộng trong giai đoạn chờ đợi khi bệnh nhân có viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn

- Chống toan hoá máu vμ rối loạn điện giải bằng bù các chất điện giải vμ thăng bằng kiềm toan

- ủ ấm tránh nhiễm lạnh: l−u ý nhiệt độ phòng 28 - 320C. Lồng ấp nếu cần

Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên an toμn: Quyết định khi nμo cần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên vμ đảm bảo vận chuyển bệnh nhân an toμn thụng thoáng đ−ờng thở, tránh hạ thân nhiệt, hạ đ−ờng huyết.

3.4. Mức độ cần đạt: 2

Một phần của tài liệu Bài giảng thực hành lâm sàng khoa tiêu hóa (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)