VẬT TƯ, THIẾTBỊ CHÍNH SẼ SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG Bảng kê khai các thiết bị chính dùng trong hệ thống:

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế hệ thống khử ẩm cho phân xưởng kẹo caramel (Trang 68 - 73)

STT 'Tên thiết bị Kí hiệu Số lượng Ghi chú, Công suất

1 Máy ĐHNĐ DAIKIN FHC45F - R45F 04 3 pha, 50Hz 2 2

3 Dàn điện trở ĐT 01 2kW

4 Vỏ máy hút ẩm VM 01 Tôn 2mm, thép hình

5 Cửa gió thổi 0

6 Cửa gió hồi 0I

7 Van gió 01

8 Ống đồng 20m 06,4 và 20m È15,9

9 |Đồng hồ đo, điều khiển nhiệt độ ĐHTo

10 Áptomat Ai, À2, Aš, Aa 05

11 Role thời gian TM¡, TM: 02

12 Khởi động từ KĐTo,KĐ;¿;KĐ;„| 03

13 Đèn báo làm việc Đị z Đ¿ 04

14 | _ Công tắc điều khiến máy Ki # Kạ 04

Nguyễn Phạm Song Thương - Đồ én †ốt nghiệp

CHƯƠNG V

TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHỦ ẨM

1. MỤC ĐÍCH VÀ CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN CỦA TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN. 1.1. Mục đích của tự động điêu khiển. 1.1. Mục đích của tự động điêu khiển.

Với lĩnh vực điều hòa không khí nói chung, hệ thống khử ẩm nói riêng, điều khiển tự

động là một trong các khâu không thể thiếu được. Nó chính là mối liên hệ thông tin giữa nhu

cầu năng lượng thay đổi và nhu cầu đối với điều kiện môi trường trong công trình cần điều khiển. Tâm quan trọng của hệ thống tự động điều khiển có thể ví như bộ não và hệ thần kinh của con người mà thiếu nó cơ thể của con người không thể hoạt động được. Nếu không có hệ thống điều khiển được thiết kế đúng và hoạt động có hiệu quả thì thiết bị điều hòa không khí cũng như khử ẩm không thể hoạt động có hiệu quả ngay cả khi đã được đầu tư vốn rất lớn.

Tự động điều khiển trong hệ thống điều hòa không khí cũng như khử ẩm có 4 mục đích

như sau:

1.1.1. Duy trì điều kiên thiết kế.

Ở đây tự động điều khiển phải duy trì điều kiện không khí (nhiệt độ, độ ẩm...) của không gian đã thiết kế. Bởi vì khi thiết kế hệ thống, ta đã tính công suất nhiệt (làm lạnh hay sưởi...) ở

điều kiện đã chọn, khi vận hành nếu điều kiện này thực tế thay đổi sẽ dẫn tới tải nhiệt thực tế

có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn công suất thiết kế. Lúc này tự động điều khiển cân phải điều chỉnh công suất nhiệt cung cấp cho hệ thống để có thể đáp ứng được sự thay đổi của tải nhiệt thực đó. Đó là mục đích, nhiêm vụ đầu tiên của hệ thống tự động điều khiển.

1.1.2. Giảm lao động chân tay của con người.

Tự động điều khiển sẽ làm giảm cường độ lao động chân tay của con người khi vận hành

hệ thống. Điều này có ý nghĩa làm giảm giá thành và sự sai sót có thể sảy ra khi con người phải vận hành bằng tay.

1.1.3. Giảm tiêu phí năng lượng và giảm giá thành.

Do có tự động điều khiển mà chúng ta có thể vận hành hệ thống một cách hợp lí nhất, từ

đó dẫn tới tiết kiệm năng lượng cung cấp và giảm giá thành hoạt động cũng như sản xuất. Ví

dụ, về mùa hè, nhờ tự động điều khiển mà ta có thể tự động đưa lượng không khí ngoài trời

vào không gian điều hòa nhiêu hơn (khi trời mát, không khí có nhiệt độ và độ ẩm nhỏ) lượng

không khí tối thiểu (do yêu cầu thông gió), từ đó đã giảm bớt được năng lượng (năng suất

lạnh) cung cấp.

Tự động điều khiển tạo ra 3 nhiệm vụ nói trên (duy trì điều kiện không khí của không gian điều hòa, giảm lao động chân tay, tiết kiệm năng lượng) gọi là tự động điều khiển vận hành (operating controls). Thông thường ta gặp hệ thống tự động điều khiển vận hành này. 1.1.4. Giữ cho hệ thống hoạt động an toàn.

Tự động điều khiển giữ cho hệ thống hoạt động ở trạng thái an toàn, ngăn cản những

hỏng hóc và sự thiệt hại tới con người. Tự động điều khiển này gọi là điều khiển an toàn. Đây là những giới hạn hoạt động của thiết bị ở những giá trị giới hạn các đại lượng như nhiệt độ,

áp suất... của thiết bị.

1.2. Các bộ phận cơ bản của hệ thống tự động điêu khiển.

Tất cả các hệ thống tự động điều khiển (hay điều chỉnh) dù là lớn, nhỏ, đơn giản hay phức tạp, điều khiển bằng khí nén hay điện, nhìn chung đều bao gồm những phần tử cơ bản sau đây:

Ộ l Nguồn năng lượng (energy source)

Bộ điều khiển (controller) Tín hiệu định trước — 0, t=28C Phần tử bị điều khiển

Tín hiệu phản hồi TL Tác nhân(control agent)

(Feed back) ần tủ Phân (Ứ. Van Cảm biến (sensor) Không khí Š Dòng không khí t=25% Dàn ống nóng (heating coil)

Hình5.1 : Các phần tử của hệ điều khiển. 1.2.1. Biến cần điêu khiển (controlled variable).

Đây là đại lượng mà ta cần điều chỉnh như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm... Ở hình trên, biến

cần điều chỉnh là nhiệt độ của dòng không khí khi qua dàn ống nước nóng.

Nguyễn Phạm Song Thương - Đồ én †ốt nghiệp

1.2.2. Phần tử cảm biến (sensor).

Đây là phần tử cảm nhận (đo) sự thay đổi của đại lượng cần điều chỉnh như nhiệt độ của không khí (gọi là cảm biến nhiệt độ, kí hiệu T).

1.2.3. Bộ điều khiển (controller).

Đây là thiết bị (như thermostats - bộ điều khiển nhiệt độ...) nhận tín hiệu của phân tử

cảm biến, so sánh với tín hiệu đưa vào đặt trước (input signal - set point) rồi tạo và truyền tín

hiệu đó tác dụng tới phần tử bị điều khiển (van nước nóng...). Bộ điều khiển ở hình trên là bộ

điều khiển nhiệt độ (thermostats). Một mặt nó nhận tín hiệu nhiệt độ của dòng không khí sau

dàn ống (ví dụ ở đây là 25C) mặt khác nhận tín hiệu nhiệt độ đưa vào định trước (ví dụ ở đây

là 28°C), so sánh hai giá trị nhiệt độ này, nếu sai lệch quá mức định trước của bộ điều khiển (ví dụ ở đây là Dt = 28 - 25 = 3”C), bộ điều khiển sẽ tạo ra tín hiệu và được truyền đi (nhờ

nguồn năng lượng, ví dụ dòng khí nén), tác dụng vào van để mở van ra cho dòng nước nóng đi vào dàn ống.

1.2.4. Nguồn năng lượng (source oƒ energy).

Nguồn năng lượng là năng lượng cần cung cấp (khí nén, điện) cho bộ phận điều khiển để nó truyền tín hiệu tác dụng tới phần tử bị điều khiển là van...

1.2.5. Phần tử bị điêu khiển (controlled device).

Phần tử bị điều khiển (van, cửa gió...) là thiết bị sau khi nhận sự tác động của bộ điều khiển sẽ điều chỉnh, ví dụ lưu lượng nước nóng... của tác nhân điều khiển (nước nóng...) 1.2.6. Tác nhân điều khiển (conrol agenf).

Đây có thể là dòng nước (nóng, lạnh) dòng không khí... chảy qua phần tử bị điều khiển như van, cửa gió để tới dàn ống...

1.2.7. Thiết bị thực hiện quá trình (procees plam).

Đây là thiết bị của hệ thống cần thiết (dàn ống trao đổi nhiệt) để thực hiện quá trình thay

đổi, ví dụ lưu lượng của tác nhân điều khiển (nước nóng...) tới biến điều khiển (nhiệt độ không khí) và phần tử cảm biến.

Tóm lại như hình trên đã mô tả, ta thấy để điều khiển nhiệt độ của dòng không khí khi

qua dàn ống nước nóng ở giá trị định trước, ví dụ 28”C, đầu tiên phần tử cảm biến nhiệt độ sẽ đo nhiệt độ của không khí, ví dụ 25°C và truyền về bộ điều khiển. Bộ điều khiển sẽ so sánh giá

trị nhiệt độ này với giá trị định trước, nếu sai số vượt quá mức định trước ở bộ điều khiển, bộ

điều khiển sẽ phát tín hiệu tác dụng tới van để mở van và nước nóng đi vào dàn đốt nóng không khí lên. Dòng không khí nóng này lại được phần tử cảm biến đo nhiệt độ và quá trình được lặp lại.

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế hệ thống khử ẩm cho phân xưởng kẹo caramel (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)