THIẾT BỊ HAØN NHIỆT I.Mục đích – yêu cầu:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:soạn đề cương thực tập điện, khí nén cho sinh viên ngành điện và mô hình thi công tay máy (Trang 51 - 55)

V. Bài giải: 1 Biểu đồ trạng thái:

THIẾT BỊ HAØN NHIỆT I.Mục đích – yêu cầu:

I. Mục đích – yêu cầu:

• Điều khiển gián tiếp 2 xilanh tác dụng kép bằng 2 van điều khiển.

• Thiết lập một chức năng AND thông qua các tiếp điểm hành trình mắc nối tiếp nhau.

II. Mô tả yêu cầu điều khiển:

Một thiết bị hàn bằng nhiệt độ của đầu hàn được mô tả bằng hình vẽ dưới đây.

Hai xilanh A và B di chuyển xuống cùng lúc mang theo một thanh kim lọai nóng đè lên phần tiếp giáp của 2 miếng nhựa (dạng thermoplastic). Độ dày của những miếng nhựa nằm trong khoảng từ 1,5 mm đến 4 mm. Lực tác dụng lên 2 xilanh được điều chỉnh bằng thiết bị điều chỉnh áp suất. Áp suất được đặt ở giá trị 4 bar.

Sau khi ra hết hành trình thì 1,5s sau, thanh kim loại lùi về. Sự lùi về của thanh kim loại cũng có thể được tác động bằng một nút dừng.

Hình 2-36 Thiết bị hàn nhiệt

III. Tiến trình thí nghiệm:

• Từ yêu cầu điều khiển, vẽ biểu đồ trạng thái tiến trình hoạt động của xilanh với đầy đủ tín hiệu tác động.

• Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch nguyên lý dưới đây và so sánh với biểu đồ trạng thái vừa vẽ.

 MẠCH KHÍ NÉN:

• Lắp ráp các thiết bị lên bàn thí nghiệm theo hình vẽ. • Để van nguồn ở vị trí tắt, kết nối các đường ống dẫn khí. • Bật nguồn cung cấp khí và cho mạch hoạt động.

• Có nhận xét gì về cách kết nối các van 2.2 và 1.4, van 1.5 và 2.3 ? Có thể thay đổi cách ghép nối này bằng phương pháp khác được không ?

• Tắt nguồn khí, tháo các thiết bị trả về vị trí cũ.

IV. Kết luận:

_ Bài thí nghiệm này nhằm giúp sinh viên nắm được một phương pháp điều khiển mới mà sẽ ứng dụng cho các bài tập sau này, đó là sử dụng van điều khiển sau cùng cho từng cơ cấu chấp hành.

_ Tìm hiểu một phương pháp khác để thiết lập chức năng AND trong hệ thống khí nén.

V. Bài giải:

1. Biểu đồ trạng thái:

2. Nguyên lý hoạt động của mạch:

Bước 1-2:

Nhấn nút nhấn 1.2, kết hợp với ngõ vào còn lại của van AND 1.6 tác động vào van 0.3 làm van này đảo chiều và các van 1.1 , 2.1 cũng đảo chiều.

Như vậy 2 xilanh A và B đi ra, do có 2 van tiết lưu 1.04 và 2.04 nên các xilanh sẽ đi ra với tốc độ chậm và chạm vào 2 tiếp điểm hành trình 2.3 và 1.5 tác động vào Relay tác động chậm 1.7.  Bước 2-3:     B 1 0 1.2    1 3≡1 A 1 0 t

Sau 1,5 s , van 3/2 trong Relay 1.7 đảo chiều tác động vào van OR và van 0.3 làm van 0.3 đảo chiều. Van 0.3 đảo chiều sẽ làm cho các van điều khiển cuối cùng là 1.1 và 2.1 cũng đảo chiều và làm 2 xilanh A và B quay về vị trí cũ.

Trong quá trình 2 xilanh A và B đi ra, nếu vì lý do nào đó mà ta muốn dừng, ta có thể tác động vào nút nhấn 1.3 thì ngay lập tức 2 xilanh sẽ quay trở về.

 Các van 2.2 và 1.4, 1.5 và 2.3 được kết nới theo chức năng AND. Có nghĩa là van phía dưới sẽ cấp nguồn khí nén cho van phía trên họat động, nhưng để có tín hiệu ra thì phải cả 2 van cùng hoạt động. Chỉ cần một trong 2 van không bị tác động thì ngõ ra sẽ không có tín hiệu.

 Ta có thể thay đổi cách ghép như sau:

Tuy nhiên cách ghép này bất lợi hơn cách ghép của bài là phải dùng thêm một van logic AND.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:soạn đề cương thực tập điện, khí nén cho sinh viên ngành điện và mô hình thi công tay máy (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w