V. Bài giải: 1 Biểu đồ trạng thái:
MÁY HAØN ỐNG I Mục đích – yêu cầu:
I. Mục đích – yêu cầu:
• Khảo sát sự phát động gián tiếp của xilanh tác dụng kép thông qua một van điều khiển là van 5/2 tác dụng 2 chiều.
• Sự hoạt động của thiết bị điều chỉnh áp suất để giới hạn lực của piston. • Khảo sát sự hoạt động của Relay thời gian tác động chậm.
• Khảo sát hoạt động của van áp suất điều khiển xa.
II. Mô tả yêu cầu điều khiển:
Một thiết bị hàn chi tiết dạng hình trụ như hình vẽ.
Khi nhấn một nút nhấn, xilanh 1.0 đi xuống nhanh. Áp lực tối đa của xilanh đặt ở 4bar (=400kPa) thông qua thiết bị điều chỉnh áp suất và áp kế.
Khi piston đi ra, áp suất tối thiểu mà piston phải đạt được là 3bar (=300kPa) và xilanh phải đi hết hành trình của nó thì xilanh mới quay về.
Thời gian đi xuống của xilanh là t1=3s được điều chỉng bằng van tiết lưu. Sau khi lùi về, thời gian cho phép khởi động lại của xilanh là 2s từ khi lùi về.
Hình 2-34 Thiết bị hàn ống
III. Tiến trình thí nghiệm:
• Từ yêu cầu điều khiển, vẽ biểu đồ trạng thái tiến trình hoạt động của xilanh 1.0 với đầy đủ tín hiệu tác động.
• Từ sơ đồ mạch khí nén cho dưới đây, hãy giải thích nguyên lý hoạt động của mạch. So sánh nguyên lý họat động của mạch và biểu đồ trạng thái. • Lắp ráp các thiết bị lên bàn thí nghiệm theo hình vẽ.
MẠCH KHÍ NÉN:
• Để van nguồn ở vị trí tắt, kết nối các đường ống dẫn khí. • Bật nguồn cung cấp khí và cho mạch hoạt động.
• So sánh hoạt động của mạch và nguyên lý hoạt động vừa phát biểu.
• Giải thích sự khác nhau về hoạt động của mạch khi tác động vào van 1.2 và van 1.4.
• Có nhận xét gì về cách mắc nối tiếp giữa công tắc hành trình 1.3 và van áp suất điều khiển xa ? Có thể thay đổi cách mắc trên bằng phương pháp xây dựng mạch nào ?
• Tắt nguồn khí, tháo các thiết bị trả về vị trí cũ.
IV. Bài giải:
1. Biểu đồ trạng thái:
2. Nguyên lý hoạt động của mạch:
Vị trí ban đầu:
Tại vị trí ban đầu, xilanh 1.0 lùi về và đè lên tiếp điểm hành trình 1.10. Van điều khiển 1.1 đang ở vị trí như hình vẽ. Relay thời gian tác động chậm 1.12 đang bị tác động.
Bước 1-2:
Tác động vào nút nhấn 1.2, qua van OR 1.6 tác động vào một ngõ vào của van AND 1.8. Ngõ vào còn lại của 1.8 đã bị tác động do Relay 1.12, như vậy van 1.1 bị tác động.
Xilanh 1.0 di chuyển đi ra từ từ qua van tiết lưu 1.02 trong thời gian 3s. Van điều chỉnh áp suất 0.3 đặt ở áp suất 4 bar (=400kPa). Sau khi đầu hàn đi xuống chạm vào vật cần hàn và áp lực đè lên ứng với áp suất khoảng 3 bar( =300kPa) làm cho van áp suất điều khiển xa bị tác động.
Sự kết hợp giữa tiếp điểm hành trình 1.3 và van áp suất điều khiển xa làm cho van điều khiển 1.1 bị tác động.
Bước 2-3:
Khi van điều khiển 1.1 bị tác động, xilanh 1.0 lập tức lùi về và chạm vào công tắc hành trình 1.10. Ngõ ra của tiếp điểm hành trình 1.10 tác động vào Relay thời gian tác động chậm và phải mất 2s sau thì ngõ ra của 1.12 mới có tín hiệu tác động vào van AND.
1.2 t 1 3≡1 1.0 1 0 p
Từ đây ta có nhận xét, khi xilanh 1.0 vừa mới lùi về, ta chưa thể nhấn 1.2 hoặc 1.4 để hệ thống hoạt động ngay mà phải đợi 2s sau ta mới có thể khởi động lại hệ thống.
Nếu ta tác động vào nút nhấn có rãnh định vị 1.4 làm van 3/2 bị chốt tại vị trí đó và cửa 1 luôn nối với cửa 2, có nghĩa là một ngõ vào của van logic AND luôn có tín hiệu sẵn sàng chờ bị tác động để tiếp tục một chu kỳ.
BAØI TẬP 9