Đây là một số năng lực cốt lõi quan trọng nhất mà nhiều vị trí công việc trong thương trường nhiều thăng trầm như hiện nay cần có:
• Tính linh hoạt. Khả năng thay đổi, đôi khi thật nhanh chóng, từ một nhóm nhiệm vụ công việc này sang một nhóm nhiệm vụ khác, hoặc từ một đội ngũ làm việc chung này sang một đội ngũ khác hay làm thêm giờ hoặc thay đổi giờ giấc.
• Khả năng thích ứng. Khả năng chịu đựng và tận dụng tối đa tiềm năng của những thay đổi lớn về mặt tổ chức ví dụ như liên doanh hoặc giảm sản xuất. Đó cũng là khả năng điều chỉnh để thích ứng với cương vị lãnh đạo và quản lý mới — thay đổi các phòng, bộ phận, địa điểm, hoặc chức danh nghề nghiệp. • Khả năng giải quyết vấn đề.Khả năng tự sửa chữa. Có khuynh
hướng khắc phục các vấn đề một cách độc lập và ít cần được giám sát. Có khả năng chịu đựng sự thất vọng và/hay thất bại cho đến khi tìm ra giải pháp cho vấn đề. Luôn kiên trì tìm hiểu những thông tin mơ hồ và không hoàn chỉnh, luôn nhẫn nại bất chấp sự thất bại hay thất vọng ban đầu.
• Khả năng giao tiếp liên cá nhân. Khả năng giao tiếp thích hợp với văn hóa của công ty cũng như những sở thích cá nhân, cùng với sự đồng cảm, sự minh bạch, và khả năng biết lắng nghe tốt. Có khả năng phản hồi và nhạy cảm với những sở thích đa văn hóa trong phong cách giao tiếp. Biết đọc một cách có kỹ thuật
và có khả năng tận dụng văn bản mới nhất cũng như các phương tiện truyền thông điện tử.
• Khả năng học hỏi và sẵn lòng học hỏi. Sẵn lòng tham gia các hội thảo và chuyên đề về phát triển nghề nghiệp. Có khả năng tự sửa chữa và thay đổi hành vi của bản thân. Có xu hướng tìm kiếm nguồn thông tin chính thức và không chính thức trong giáo dục, và nhận trách nhiệm cá nhân để luôn duy trì sự tiến bộ trong lĩnh vực hoặc nghề nghiệp của mình.
Một lần, tôi nghe vị Giám đốc Điều hành (CEO) của một công ty công nghệ cao nói với tôi rằng, cá nhân ông xem khả năng thích ứng là phẩm chất quan trọng nhất mà bất cứ nhân viên nào của ông cũng phải có được, và rằng ông ta sẽ không thuê mướn (và thậm chí đuổi việc) bất cứ ai không thể hiện được điều đó!
Các chủ sử dụng lao động thường ít khi hỏi bạn trực tiếp xem liệu bạn có hay không có những kỹ năng này, nhưng họ sẽ tìm kiếm điều đó trong thái độ của bạn, trong các câu chuyện bạn kể, và trong cách thức mà bạn kể chúng.
Bạn sẽ tiến hành kiểm kê những năng lực của mình trong chương kế tiếp, ở đó, tôi sẽ yêu cầu bạn cung cấp một ví dụ hay “câu chuyện” về cách thức bạn đã sử dụng chúng. Trong Chương 4, bạn sẽ học cách điều chỉnh các năng lực của mình sao cho phù hợp với những năng lực mà công ty đề cao, bằng cách sắp xếp chúng ngang hàng với nhiệm vụ và văn hóa của công ty.