C: (trả lời một cách bình thản) Theo hiểu biết của tôi thì đây là hình ảnh của một tế bào thực sự.
Trì hoãn và tìm câu trả lời thích hợp
Trong nhiều trường hợp có những câu hỏi mà bạn không thể tìm được câu trả lời ngay.
Bạn có thể dừng lại một lúc, đặt một tay lên cằm và phát biểu ý kiến của bạn: “Câu hỏi rất hay. Để tôi xem nào… Gần đây tôi cũng chưa nghĩ về điều này”. Hành vi trì hoãn như vậy có thể ở mức chấp nhận được đối với người phỏng vấn vì như thế vô hình chung bạn đã tạo điều kiện cho người phỏng vấn tham gia vào quá trình tư duy của bạn. Và suy cho cùng thì cả bạn và họ đều là con người chứ không phải là những cái máy. Người phỏng vấn không nhất thiết đỏi hỏi bạn trả lời ngay lập tức.
Một số câu hỏi buộc bạn phải có thời gian để tư duy một chút. Khi bạn đang thực sự sử dụng khoảng thời gian đó (chứ không phải ngồi
Nếu bạn dừng một lúc để chuẩn bị câu trả lời thì có thể bạn sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên là tại sao mình lại có thể sáng suốt đến vậy.
đưa mắt xuống sàn, ngước nhìn ra cửa sổ hoặc lên một bức tranh trên tường. Nhiều nghiên cứu về cách thức tiếp nhận thông tin của não bộ cho thấy rằng cần phải có một khoảng thời gian để ngó nghiêng, nhìn lên, nhìn xuống hay nhìn mông lung vào khoảng không nhằm để cho não bộ có thời gian tiếp cận những thông tin đã được lưu trữ. Những thông tin này giúp chúng ta chuẩn bị và sắp xếp câu trả lời. Chín mươi phần trăm trong những lúc như vậy thì não bộ có thể giúp bạn tìm được câu trả lời.
Nếu vào lúc đó bạn không tìm được điều gì thích hợp để trả lời thì bạn hãy vận dụng những mẫu câu trả lời sau, vừa có thể giúp bạn giữ thăng bằng vừa cho thấy bạn sẵn sàng bắt tay vào việc:
Đáp:Quý vị biết đấy, đây là một câu hỏi rất thú vị nhưng tôi cần có thời gian để nghiên cứu thêm. Tôi có thể xem xét thêm về câu hỏi này tối nay và sáng sớm mai tôi sẽ gọi điện hoặc gửi email trả lời được không?