Nhiều lời mời làm việc

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 172 - 179)

C: (trả lời một cách bình thản) Theo hiểu biết của tôi thì đây là hình ảnh của một tế bào thực sự.

Nhiều lời mời làm việc

Như tôi đã đề cập trước đây, tới lúc này bạn có thể đã có vài lời đề nghị làm việc. Nếu bạn để cho người tuyển dụng biết về một lời mời chào khác cũng không sao, miễn nó là sự thật. Chúng tôi gọi chúng là những lời mời chào đòn bẩy. Bạn có thể tác động làm cho người tuyển dụng có quyết định nhanh chóng hơn, hoặc thậm chí làm tăng giá trị tài chánh của lời đề nghị, nhưng tất cả những việc này phải được làm một cách khôn khéo.

Bạn phải chắc rằng người tuyển dụng mà bạn đang liên hệ hiểu bạn thực sự mong muốn làm việc cho công ty họ, chứ không phải bạn chỉ đùa hoặc toan tính điều gì. Khi bạn có nhiều lời đề nghị, chúng thường có những ưu và nhược điểm riêng của từng cái… Làm sao để bạn quyết định một cách đúng đắn nhất?

Bạn lựa chọn dựa trên sự mách bảo của cảm giác. Những tiêu chuẩn cá nhân mà chúng ta đề ra nếu được đáp ứng thì sẽ làm cho chúng ta thấy hạnh phúc và thỏa mãn. Bạn đã bao giờ sắp xếp thứ tự cho các tiêu chuẩn về cuộc sống của bạn chưa? Công việc của bạn thì thế nào? Tiền thì chắc chắn quan trọng đối với phần lớn chúng ta, nhưng có lẽ không phải là tiêu chuẩn duy nhất khiến nhiều người hài lòng về chỗ làm của mình. Rất nhiều thứ khác cũng thuộc tiêu chuẩn như được mọi người thừa nhận, công việc có tính động não, giao tiếp xã hội, sự sáng tạo, và thậm chí sự thỏa mãn tinh thần. Bây giờ hãy dành ít thời gian để đánh giá một số tiêu chuẩn của bạn, để chúng ta có thể sử dụng chúng nhằm giúp bạn quyết định chính xác công việc đang được mời chào nào là thích hợp nhất với bạn.

Đánh giá các tiêu chuẩn

Hãy sắp xếp các tiêu chuẩn sau từ 1 đến 22, với 1 là tiêu chuẩn quan trọng nhất và 22 là tiêu chuẩn kém quan trọng nhất.

− Thu nhập ổn định − Công việc đa dạng

− Công việc cần óc thẩm mỹ − Tính độc lập trong công việc − Sự cạnh tranh − Công việc ít căng thẳng − Thu nhập khá − Giờ làm việc linh hoạt − Giao tiếp xã hội − Chỗ làm việc gần nhà − Được thừa nhận − Công việc nhàn hạ

− Giúp đỡ người khác − Công việc nhiều thử thách − Sử dụng chuyên môn − Công việc đã thành thạo − Sự thỏa mãn tinh thần − Vị trí lãnh đạo

− Công việc cần động não − Công việc lặp đi lặp lại hằng ngày − Tính hào hứng trong công việc − Cơ hội thăng tiến

Bây giờ bạn hãy lựa ra 9 tiêu chuẩn hàng đầu của bạn và viết chúng ra dưới đây: 1._______________________________________________________ 2._______________________________________________________ 3._______________________________________________________ 4._______________________________________________________ 5._______________________________________________________ 6._______________________________________________________ 7._______________________________________________________ 8._______________________________________________________ 9._______________________________________________________

Tốt lắm! Đây là một ví dụ về điều mà tôi muốn bạn làm với những tiêu chuẩn bạn đã lựa chọn. Nào hãy cùng tưởng tượng xem chúng ta đang có một người tìm việc tên là Tanya. Giả sử cô ta đang cố gắng lựa chọn giữa một công ty rất lớn và một công ty rất nhỏ trong ngành công nghệ thông tin. Những tiêu chuẩn hàng đầu của cô như sau (theo thứ tự giảm dần):

1. Thu nhập dồi dào 2. Sự cạnh tranh 3. Được thừa nhận

5. Công việc đa dạng

6. Tính hào hứng trong công việc 7. Công việc nhiều thử thách 8. Tính độc lập trong công việc 9. Sử dụng chuyên môn

Đánh giá các lời mời chào

Bằng việc sử dụng một bảng như bảng dưới đây, với cột trái đại diện cho công ty nhỏ, và cột phải đại diện cho công ty lớn, chúng ta sẽ so sánh việc làm ở đâu thì đáp ứng nhiều nhất nhu cầu của Tanya. Nếu công ty nhỏ đáp ứng tốt hơn cho một tiêu chuẩn, chúng ta sẽ ghi tiêu chuẩn đó bên trái. Còn nếu tiêu chuẩn đó được đáp ứng tốt hơn ở công ty lớn, chúng ta sẽ ghi nhận nó ở phía bên phải.

Khi đã hoàn thành, bảng liệt kê các tiêu chuẩn đã được sắp xếp của Tanya như sau:

Công ty nh Công ty ln

Được thừa nhận Thu nhập dồi dào

Công việc đa dạng Sử dụng chuyên môn Tính độc lập trong công việc Công việc cần động não

Sự cạnh tranh

Tính hào hứng trong công việc Công việc nhiều thử thách Tanya có thể chọn đi theo công ty lớn vì nó đáp ứng được phần lớn các tiêu chuẩn của cô. Một người với một tập hợp những tiêu chuẩn khác sẽ có một bảng liệt kê hoàn toàn khác với bảng ở trên.

Chúng ta hãy lấy lại ví dụ trên với cùng hai công ty đó nhưng áp dụng cho một người khác. Carlos đang bình phục sau một cơn bệnh tim. Các bác sĩ của anh khuyên anh phải bớt làm việc. Các tiêu chuẩn hàng đầu của Carlos như sau:

1. Công việc ít căng thẳng 2. Công việc nhàn hạ 3. Chỗ làm việc gần nhà 4. Công việc đã thành thạo 5. Tính độc lập trong công việc 6. Sự thỏa mãn tinh thần

7. Thu nhập ổn định 8. Giao tiếp xã hội

9. Giờ làm việc linh hoạt

Trong bảng so sánh của chúng ta, các tiêu chuẩn của Carlos được sắp xếp như sau:

Công ty nhỏ Công ty lớn

Công việc ít căng thẳng Chỗ làm việc gần nhà Công việc nhàn hạ Công việc đã thành thạo Giờ làm việc linh hoạt Thu nhập ổn định

Giao tiếp xã hội

Sự thỏa mãn tinh thần

Tính độc lập trong công việc

Dựa vào sự đáp ứng các tiêu chuẩn được liệt kê trong bảng trên, Carlos có thể muốn làm việc với một công ty nhỏ hơn.

Còn bạn, bạn sắp xếp các tiêu chuẩn của bạn như thế nào, và bạn đi theo sự chọn lựa nào?

Trước khi quyết định nhận lời đề nghị nào, bạn hãy xem những cuộc phỏng vấn ở chương kế. Dẫu cho bạn thích công việc ở đâu và bạn đang phỏng vấn cho vị trí nào, bạn sẽ tìm thấy một điều gì đó có ích cho bạn.

CHƯƠNG 10

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 172 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)