Ấn tượng đầu tiên

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 95 - 98)

Cho dù việc đánh giá một con người ngay lần đầu tiên gặp gỡ là đúng hay sai về mặt đạo đức thì về mặt sinh học, đó là điều cần phải

Thế giới này như một tấm gương phản chiếu vậy. Nếu bạn cau mày với nó, nó sẽ cau mày lại, nhưng nếu bạn mỉm cười với nó thì nó cũng mỉm cười với bạn.

Herbert Samuels Chương 6: Làm chủ hai mươi phút đầu tiên của buổi phỏng vấn

làm. Và khi chúng ta biết điều này là một thực tế thì chúng ta nên đảm bảo rằng ấn tượng đầu tiên sẽ có lợi cho bản thân mình.

1. Bạn hãy cố gắng tươi cười cho dù bạn đang ở tâm trạng như thế nào đi nữa. Nụ cười biểu lộ sự tự tin, lòng tự trọng và cho thấy bạn là một người có năng lực, nồng hậu và nhiệt tình. Hơn nữa, dù bạn có tin hay không thì theo kết quả của những thí nghiệm về y học đối với hoạt động của bộ não thì khi bạn cười bạn có thể làm tốt hơn công việc mà bạn đang làm vì lúc đó cả não phải và não trái của bạn hoạt động tốt hơn.

2. Bạn nên ăn mặc thật phù hợp với tính chất của buổi phỏng vấn. Vấn đề không phải ở chỗ màu sắc quần áo hay hoa văn của chiếc cà vạt có phù hợp với bạn không. Điều quan trong là ở chỗ bạn bày tỏ sự tôn trọng của bạn đối với người phỏng vấn một cách gián tiếp qua việc bạn cho rằng buổi phỏng vấn là một sự kiện quan trọng đối với bạn và bạn đánh giá cao việc người phỏng vấn đã dành thời gian cho mình nên bạn đã chăm chút rất kỹ lưỡng về hình thức.

3. Bạn nên bắt tay thật chặt và nắm toàn bộ bàn tay. Một cái bắt tay không chặt vô hình chung làm cho người phỏng vấn có cảm giác như bạn không toàn tâm toàn ý với buổi phỏng vấn. Ngược lại một cái bắt tay quá mạnh lại làm cho người ta có cảm giác là tính cạnh tranh trong con người bạn quá cao. Thông điệp qua hai kiểu bắt tay này đều không có gì hấp dẫn đối với người phỏng vấn. Một cái bắt tay chặt và kéo dài một,

Nếu bạn muốn phản ứng đầu tiên của người phỏng vấn đối với bạn là “đây là bạn” chứ không phải là ngược lại thì bạn hãy làm theo một số hướng dẫn dường như rất đơn giản sau đây.

Chương 6: Làm chủ hai mươi phút đầu tiên của buổi phỏng vấn

giao tiếp mang tính chất công việc và hàm ý rằng “Nào, chúng ta hãy vào việc đi.”

4. Hãy gọi người phỏng vấn là ông …hay bà … cho đến khi họ đề nghị bạn gọi họ bằng tên. Một lần nữa, việc chào hỏi này phần nào cho thấy sự tôn trọng của bạn đối với thời gian và quyền hạn của người phỏng vấn.

5. Bạn giới thiệu cả họ và tên của mình và hãy nói là bạn rất vui mừng được có mặt tại buổi phỏng vấn. Bạn có biết rằng chỉ 40% những người phỏng vấn được đào tạo thực sự để làm công việc phỏng vấn? Kết quả một cuộc điều tra của tôi đối với những người quản lý và các giám đốc của 500 công ty khác nhau cho thấy rằng những người này thường cảm thấy hồi hộp khi phỏng vấn còn hơn cảm giác hồi hộp của bạn khi đứng trước người phỏng vấn. Việc bạn giới thiệu về mình và bày tỏ sự vui mừng được có mặt tại buổi phỏng vấn làm cho người phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cả hai đều không có cảm giác căng thẳng của buổi phỏng vấn.

6. Bạn không nên ngồi xuống khi người phỏng vấn chưa mời bạn ngồi. Nếu người phỏng vấn không mời bạn ngồi thì bạn nên hỏi một cách ý nhị xem bạn có thể ngồi xuống không. Khi bạn ngồi xuống ghế trong văn phòng của người phỏng vấn thì bạn đã trở thành một phần trong “lãnh thổ” của họ. Do vậy bạn nên tỏ ra khôn ngoan bằng cách đợi họ mời ngồi hay xin phép họ ngồi xuống.

7. Suốt buổi phỏng vấn bạn không nên đặt bất cứ thứ gì lên bàn của người phỏng vấn. Bạn nên đặt cặp táp, giấy ghi chú, sổ nhật ký hay ví tiền bên cạnh hay trên đùi mình. Bàn của người phỏng vấn là nơi thiêng liêng và nơi người phỏng vấn thể hiện sự làm chủ của họ hơn là những nơi khác quanh văn phòng. Bạn không nên để tay, tỳ khuỷu tay hay đặt bất cứ vật gì lên

bàn. Tuy nhiên, nếu bạn được mời ngồi tại bàn của phòng họp hay bàn tròn thì bạn có thể thoải mái ghi chú trên máy tính xách tay trong suốt buổi phỏng vấn.

8. Bạn hãy chú ý làm sao để hành vi của bạn tại phòng đợi thật chuyên nghiệp và lịch sự. Người phỏng vấn thường đề nghị nhân viên tiếp tân nhận xét về bạn. Nhiều nhà quản lý, giám đốc hay những người giữ các chức vụ chủ chốt khác thường nhờ những người trợ lý của họ làm tai mắt cho họ và vì thế bạn nên cố gắng để những người này có thể nhận xét với sếp của họ những điều tốt đẹp về bạn.

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 95 - 98)