Trả lời câu hỏi trong những buổi phỏng vấn không theo cách mặt đối mặt truyền thống

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 139 - 142)

C: (trả lời một cách bình thản) Theo hiểu biết của tôi thì đây là hình ảnh của một tế bào thực sự.

Trả lời câu hỏi trong những buổi phỏng vấn không theo cách mặt đối mặt truyền thống

theo cách mặt đối mặt truyền thống

Bạn sẽ làm gì nếu bạn có một buổi phỏng vấn qua điện thoại? Bạn có thể sử dụng những từ ngữ như nhau để diễn đạt câu trả lời nhưng bạn cần phải chú ý nhiều hơn đến cách bạn bộc lộ sự nồng hậu và nhiệt tình của mình. Sau đây là một số chiến lược mà bạn có thể vận dụng nếu bạn muốn cuộc phỏng vấn qua điện thoại của mình cũng có ảnh hưởng như một cuộc phỏng vấn mặt đối mặt:

1. Bạn nên đứng suốt buổi phỏng vấn. Bạn hãy hít thở thật sâu và giọng của bạn nghe sẽ tròn tiếng hơn.

2. Bạn nên tươi cười. Quả đúng như vậy! Người ta đã đào tạo cho những người bán hàng chuyên nghiệp kỹ năng này nhằm làm cho

giọng điệu của họ nghe thật là thân mật và vui tươi (cho dù họ có đang trải qua một ngày không vui vẻ và may mắn chút nào). Khi bạn tươi cười thì người phỏng vấn có thể cảm nhận được điều đó trong giọng nói của bạn.

3. Bạn phải hết sức tập trung chú ý nghe thật kỹ những gì mà người phỏng vấn nói. Vì bạn không nhìn thấy người phỏng vấn nên bạn càng cần phải đảm bảo chắc chắn rằng bạn hiểu được những gì mà họ hỏi. Bạn có thể yêu cầu người phỏng vấn lặp lại câu hỏi hay bạn cũng có thể hỏi “Theo tôi hiểu thì ông/ bà hỏi tôi rằng… Như vậy có đúng không?”

4. Bạn nên trả lời thật ngắn gọn, mỗi câu trả lời không nên quá 90 giây. Vì bạn không thể thấy được biểu hiện bên ngoài của người phỏng vấn nên sẽ thật khôn ngoan nếu độ dài câu trả lời của bạn nằm trong chừng mực nhất định nào đó để người phỏng vấn không bị mất tập trung hay cảm thấy chán.

5. Bạn nên đa dạng hóa cao độ, trường độ giọng nói của bạn hơn thường ngày một chút. Nếu bạn cao giọng một chút, bạn sẽ có khả năng bộc lộ được sự hào hứng, sự đồng tình hay nhiệt tâm. Nếu bạn thấp giọng một chút thì người phỏng vấn có thể hiểu rằng bạn đang sắp đi vào một chi tiết quan trọng. Bạn nên lên giọng và xuống giọng hơn mức bình thường một chút vì như vậy sẽ không làm cho cuộc phỏng vấn trở nên nhàm chán và đồng thời nó cũng làm cho bạn cảm thấy nhiệt tình và hào hứng về những gì mà bạn đang nói.

6. Nếu muốn thì bạn cũng có thể đặt một con thú nhồi bông hay một bức hình của ai đó mà bạn yêu mến cạnh điện thoại và nhìn ngắm nó lúc bạn đang trả lời phỏng vấn. Điều này sẽ làm cho bạn cảm thấy thật thoải mái và có cảm giác như mình đang nói chuyện với một người bạn thân đồng thời nó mang hơi thở nồng ấm vào trong

giọng nói của bạn. Bạn nên nhớ rằng cho dù người phỏng vấn bạn là một nhà quản lý hay một vị chủ tịch thì họ cũng có cảm giác hồi hộp như bạn vậy.

Một chút nồng ấm trong giọng nói của bạn nhờ bạn nhìn một vật gì đó đáng yêu, buồn cười hay một bức hình của ai đó mà bạn yêu thương có thể xua đi cảm giác hồi hộp, bối rối của người phỏng vấn và từ đó làm cho toàn bộ cuộc phỏng vấn diễn ra thật thoải mái với bạn.

7. Bạn đừng bao giờ bàn về chuyện lương bổng qua điện thoại. Thường thì có khả năng là câu hỏi đầu tiên đặt ra tại buổi phỏng vấn qua điện thoại sẽ là “Mức lương hiện tại của bạn là bao nhiêu?” hay “Bạn mong muốn được trả mức lương bao nhiêu?” Vẫn còn quá sớm để bạn nêu lên những thông tin như vậy. Trên thực tế thì nếu bạn bàn về vấn đề lương bổng quá sớm như vậy sẽ có khả năng làm thu nhập của bạn bị thiệt hại có khi lên đến hàng chục nghìn đô la một năm. Chương 8 sẽ cho bạn thấy tại sao người ta khuyên bạn không nên bàn về vấn đề lương bổng quá sớm. Chương 8 cũng bàn chi tiết về những cách thức trì hoãn bàn về chuyện lương bổng một cách lịch sự và khéo léo cho đến khi bạn nắm được rất rõ vị trí của bạn trong công ty. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý rằng khi làm việc với công ty môi giới việc làm chuyên nghiệp thì bạn có thể bàn đến vấn đề lương bổng ngay từ ban đầu vì những nhà tuyển dụng tại các công ty này cần biết lương của bạn ở mức nào để có thể tìm cho bạn một vị trí thích hợp.

Chương 7: Trả lời các câu hỏi phỏng vấn

Trên thực tế thì đến 60% những người phỏng vấn không được đào tạo để làm công việc phỏng vấn. Hàng trăm người phỏng vấn đã từng tâm sự với tôi rằng họ thực sự cảm thấy hồi hộp, không đủ năng lực hay căng thẳng khi phỏng vấn.

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 139 - 142)