Phương pháp căng trước (phương pháp căng trên bệ)

Một phần của tài liệu giáo trình bê tông cốt thép 1 (Trang 124 - 125)

IV. Các phương pháp gây ứng lực trước

1. Phương pháp căng trước (phương pháp căng trên bệ)

Cốt thép làm cốt ứng trước có một đầu được neo cố định vào bệ, còn đầu kia được kéo căng với lực kéo N (Hình 8-2). Dưới tác dụng của lực N, cốt thép được kéo trong giới hạn đàn hồi và bị dãn dài một đoạn , tương ứng với các ứng suất xuất hiện trong cốt thép, điểm B của thanh được dịch chuyển sang điểm B1. Đồng thời, lúc này người ta tiến hành cố định nốt đầu cốt thép còn lại vào bệ.

Giáo viên: Phan Chí Hiếu – Bộ môn XD Nhà & CTCT – Khoa CTQS l e 0 5 6 1 3 2 4 1 B B N N e 0 b b l

Hình 9-2. Sơ đồ phương pháp căng trước a) Trước khi buông cốt thép ứng lực trước b) Sau khi buông cốt thép ứng lực trước.

1- Cốt thép ứng lực trước; 2- Bệ căng; 3- ván khuôn; 4- thiết bị kéo thép; 5- thiết bị cố định cốt thép ứng lực trước, 6- trục trung tâm.

Tiếp đó, đặt cốt thép thông thường khác rồi đổ bê tông. Chờ bê tông ninh kết và đạt cường độ cần thiết R0 thì thả cốt ứng lực trước rời khỏi bệ (gọi là buông cốt thép). Do có tính đàn hồi, các cốt thép này có xu hướng co ngắn lại theo chiều dài ban đầu và thông qua lực dính giữa nó với bê tông trên suốt chiều của cấu kiện sẽ bị nén với giá trị bằng lực N khi kéo cốt thép (Hình 8-2b).

Để tăng thêm lực dính giữa bê tông và cốt thép, người ta thường dùng cốt thép ứng lực trước là cốt thép có gờ hoặc cốt thép trơn được xoắn lại, hoặc ở hai đầu có cấu tạo những mấu neo đặc biệt (Hình 8-3).

Hình 9-3. Các hình thức neo cốt thép trong phương pháp căng trước.

Phương pháp căng trước được dùng nhiều khi cần sản xuất hàng loạt các cấu kiện trong nhà máy.

ở đây có thể xây dựng những bệ căng cố định có chiều dài từ 75 đến 150m để một lần căng cốt thép có thể đúc được nhiều cấu kiện (ví dụ dầm, panen), cũng có thể sử dụng ván khuôn thép làm bệ căng.

Một phần của tài liệu giáo trình bê tông cốt thép 1 (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)