Giáo viên: Phan Chí Hiếu – Bộ môn XD Nhà & CTCT – Khoa CTQS
1. Tính cốt thép của bản.
- Cốt thép chịu lực của bản được tính như đối với cấu kiện chịu uốn có tiết diện chữ nhật, trường hợp cốt đơn với bề rộng b = 1m, chiều cao h bằng chiều dày bản. Những tiết diện cần tính cốt thép gồm: giữa nhịp biên và giữa nhịp giữa với trị số mô men dương lớn nhất, ở gối thứ hai và gối giữa với trị số mô men âm.
- Đối với những ô bản mà cả bốn cạnh đổ liền khối với dầm cho phép giảm đi 20% lượng cốt thép tính được do xét đến ảnh hưởng của hiệu ứng vòm khi hình thành khớp dẻo.
- Trong bản không có cốt ngang chịu lực cắt, cần tính toán sao cho bê tông phải đủ chịu lực cắt này.
2. Tính cốt thép của dầm phụ và dầm chính.
Tính toán cốt thép tuân theo các chỉ dẫn của TCXDVN 356-2005.
Các tiết diện ở giữa nhịp chịu mô men dương, cánh nằm trong vùng chịu nén, tiết diện được tính theo tiết diện chữ T. Các tiết diện ở gối chịu mô men âm, cánh nằm trong vùng chịu kéo, tiết diện được tính là tiết diện chữ nhật có chiều rộng bằng chiều rộng s- ườn. Khi tính tiết diện ở gối phải tính với mô men mép gối. Đối với dầm phụ vì tính theo sơ đồ khớp dẻo nên tại tiết diện có khớp dẻo phải thoả mãn điều kiện = x/h0 0,3.
3. Hình bao vật liệu
Hình bao vật liệu của một dầm thể hiện khả năng chịu lực các tiết diện của dầm đó. HBVL được vẽ theo trục dầm, tung độ được lấy bằng Mgh. Thông thường HBVL được trình bày cùng HBMM.
Tiến hành cắt uốn cốt thép dựa theo HBMM. (cách cắt và uốn cốt thép đã trình bày ở chương 4)
Giáo viên: Phan Chí Hiếu – Bộ môn XD Nhà & CTCT – Khoa CTQS
Hình 5-13. Sơ đồ cắt uốn cốt thép