Cốt thép được sản xuất ra có chiều dài nhất định. Vì vậy trong thực tế nhiều trường hợp cần phải nối cốt thép mới đủ chiều dài theo thiết kế. Có thể dùng cách nối chồng (buộc) hoặc nối hàn. Cần tránh nối cốt thép ở vùng mà nó phải chịu lực lớn.
a. Nối chồng (nối buộc): Ký hiệu là lov Ký hiệu là lov
Trong phạm vi mối nối chồng, sự truyền lực thực hiện nhờ lực dính, do đó khi thi công phải đặc biệt chú ý đến chất lượng bê tông trong vùng này.
Chú ý: sử dụng thép buộc d=0,8-1mm để cố định hai thanh thép định nối với nhau. Thép buộc chỉ dùng với mục đích cấu tạo chứ ko phải với mục đích truyền lực!
- Yêu cầu chung:
+ Không nên nối chồng cốt thép trong vùng chịu kéo. Trong cấu kiện toàn bộ tiết diện chịu kéo thì không được dùng nối chồng.
Giáo viên: Phan Chí Hiếu – Bộ môn XD Nhà & CTCT – Khoa CTQS + Diện tích các thanh chịu lực , được nối tại một vị trí hoặc trong đoạn nối chồng l không được lớn hơn 50% tổng diện tích thép chịu kéo với cốt thép có gờ và không lớn hơn 25% đối với cốt thép tròn trơn.
+ Các thanh nối chồng không được bố trí quá gần nhau, nếu ko sát thì phải <= 4d. + Các mối nối chồng không được gần nhau quá, khoảng cách thông thuỷ phải >=2d và >30mm.
+ Không nối chồng các thanh có đường kính >36mm. + Khoảng cách trục các mối nối >1,5lov.
l a) l b) neo neo Hình 3-5. Nối chồng a- nối thanh chịu kéo b- nối lưới hàn tròn trơn
b. Nối hàn:
- Cho phép nối hàn tại bất kỳ tiết diện nào của cấu kiện. - Có thể thực hiện bằng hàn tiếp xúc và hàn hồ quang:
+ Hàn đối đầu tiếp xúc được dùng để nối dài các thanh có đường kính trên 10mm và tỷ lệ giữa đường kính của hai thanh nối không bé thua 0,85.
+ Hàn hồ quang thường được dùng cho các cốt thép cán nóng. Kiểu hàn có hai thanh kẹp (Hình 2-6b) có thể thực hiện bằng bốn đường hàn ở cả hai bên (lb 4d) hoặc hai đường hàn ở một bên (lb 8d) và dùng khi d 10mm. Khi nối không dùng thanh kẹp (Hình 3-6c) cần uốn đầu cốt thép rồi ghép lên nhau sao cho trục hai thanh thẳng hàng, lúc này cũng có thể hàn hai bên (lb 10d). Kích thước đường hàn hồ quang quy định như sau:
Bề rộng bằng 0,5d nhưng không dưới 10mm.
Hàn hồ quang đối dầu (Hình 3-6d) được dùng khi d 20mm và thường hàn trong một máng.
Giáo viên: Phan Chí Hiếu – Bộ môn XD Nhà & CTCT – Khoa CTQS 2 d d1 a) b) c) n l n l d) 1 d d1 10 mm 0,85d { 2 Hình 3-2. Nối hàn V. Neo cốt thép:
- Để cốt thép phát huy hết khả năng chịu lực, cần neo chắc đầu mút của nó vào bê tông.
Hình 3-3. Neo cốt thép
- Trong khung và lưới buộc các thanh chịu kéo bằng thép tròn nhẵn cần được uốn móc ở đầu mút. Đường kính móc lấy bằng 2,5d (với bê tông cốt liệu rỗng lấy 5d). Cốt thép tròn nhẵn dùng trong khung và lưới hàn cũng như cốt thép có gờ thì đầu mút của chúng cồ thể không cần uốn móc. Tuy vậy, tiêu chuẩn một số nước yêu cầu uốn móc thanh có gờ chịu kéo.
- Trong trường hợp đặc biệt có thể đặt ở đầu neo các neo đặc biệt.
- Đoạn neo cốt thép lan được tính từ mút cốt thép đến tiết diện mà nó được tính toán với toàn bộ khả năng chịu lực. Đoạn lan được quy định dựa vào điều kiện lực trong cốt thép được truyền vào liên kết thông qua lực dính mà cốt thép không bị kéo tuột khỏi liên kết. Tính lan theo công thức sau:
s an an b R l d R (3.2.5.1)
Giáo viên: Phan Chí Hiếu – Bộ môn XD Nhà & CTCT – Khoa CTQS Trong đó: d- đường kính cốt thép neo.
an, an: hệ số cho trong bảng.
Rs, Rb cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép và cường độ tính toán chịu nén của bê tông.
Ngoài ra có thể tra bảng để tìm ra giá trị lan .