III) Các dạng bài toán 1) Chuẩn bị số liệu đầu vào
Bài7.1 Đại cương về cấu kiện chịu kéo
Cấu kiện chịu kéo là cấu kiện có nội lực chủ yếu là lực kéo N, ngoài ra có thể chịu thêm mômen uốn M, lực cắt Q. Khi chỉ có lực kéo N tác dụng đúng trục, có cấu kiện chịu nén đúng tâm. Khi có cả thành phần lực kéo N, mômen uốn M, ta có trường hợp chịu kéo lệch tâm.
Cấu kiện chịu kéo thường là các thanh căng trong vòm, thanh kéo trong dàn, thành ống dẫn có áp, thành bể chứa, xi lô.
Về tiết diện, cấu kiện chịu kéo thường có tiết diện chữ nhật, cốt thép dọc và cốt thép ngang liên kết với nhau thành khung hoặc lưới. Với cấu kiện chịu kéo đúng tâm, cốt thẹp dọc đặt đều theo chu vi. Với cấu kiện chịu kéo lệch tâm, cốt thép đặt theo cạnh b vuông góc với mặt phẳng uốn, có giá trị là As và A’s . Hàm lượng cốt thép min=0,05% khi chịu kéo lệch tâm lớn và min=o,o6% khi kéo lệch tâm bé.
Kéo lệch tâm lớn là toàn bộ tiết diện chịu kéo. Kéo lệch tâm bé là một phần tiết diện chịu nén.
Nên dùng thép nguyên thanh trong cấu kiện chịu kéo, nếu cần phải nối, phải sử dụng mối nối hàn, hai đầu thanh cần được neo chắc chắn.
Cốt thép ngang có nhiệm vụ giữ vị trí cốt thép dọc, có khoảng cách không quá 500mm. Khi xảy ra trường hợp lệch tâm lớn, trong tính toán có kể đến cốt thép chịu nén, cấu tạo thép đai cần tuân theo các điều kiện về cấu kiện chịu nén.
Khi có lực cắt lớn, cần tính toán thì cốt đai được tính để chịu lực cắt và cấu tạo theo theo yêu cầu chịu lực cắt.