Đánh giá khả năng kháng vi sinh vật của tinh dầu nghệ vàng LCHN trên cam

Một phần của tài liệu Đồ án Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học từ thực vật có chứa các hoạt chất: cacbua tecpenic, xeton sesquitecpenic và turmeron trong bảo quản quả tươi sau thu hoạch (Trang 84 - 88)

4. Tính mới của đề tài

3.4 Đánh giá khả năng kháng vi sinh vật của tinh dầu nghệ vàng LCHN trên cam

trên cam

Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3948 - 84 quy định cho quả cam tƣơi xuất khẩu chỉ đề cập đến chỉ tiêu sâu bệnh nhƣ là một chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm quan trọng. Theo tiêu chuẩn này, quả cam tƣơi phải đảm bảo không có sâu đục quả, không có sâu bệnh, nấm nằm trong đối tƣợng kiểm dịch của nƣớc mua hàng quy định. Nhƣ vậy, tiêu chuẩn này không đề cập chi tiết đến loại nấm nào và hàm lƣợng cho phép bao nhiêu là đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5006 – 89 cũng quy định về hƣớng dẫn bảo quản quả của giống cam quýt bao gồm cam, quýt, chanh, bƣởi, chanh cốm. Tiêu chuẩn này cũng phù hợp với ISO 3631-1978. Theo đó, quả dùng cho bảo quản phải sạch, chắc và không dầm dập (hƣ hỏng do móng tay ngƣời hái, các lỗ châm do côn trùng, vết thâm...không đƣợc có các dấu hiệu rối loạn về nấm mốc hay sinh lý). Nhƣ vậy, tiêu chuẩn này cũng nhấn mạnh về nấm mốc của quả nhƣng không có quy định cụ thể chủng vi sinh vật và hàm lƣợng cho phép nhƣ thế nào [14].

Do đó, để đánh giá khả năng kháng vi sinh vật của tinh dầu nghệ vàng trên cam chúng tôi chủ động lây nhiễm vi sinh vật lên quả nhằm mục đích đánh giá đƣợc hiệu quả bảo quản, bởi trên quả luôn tồn tại nhiều loại vi sinh vật, chúng có thể bị lây nhiễm từ nhiều nguồn trong suốt quá trình trồng trọt, thu hái, vận chuyển. Trong đó, vi khuẩn thuộc nhóm

xuất hiện trên cam và trên nhiều loại quả đã đƣợc phân lập trong bộ sƣu tập giống để nghiên cứu gồm: chủng nấm men thuộc chi Rhodoturola và hai chủng nấm mốc Valsa sp, Fusarium oxysporum lây nhiễm trên cam.

Các loại quả có múi thuộc giống Citrus nhƣ cam có túi dầu trên vỏ quả, chúng có bản chất là các terpene và dẫn xuất của terpene nhƣ aldehyde, ester, ketone, alcohol và acid… có tác dụng tạo hƣơng thơm đặc trƣng cho từng loại quả có múi [89]. Năm 2006, tác giả Nguyễn Minh Hoàng đã khảo sát tinh dầu vỏ trái giống citrus họ Rutaceae ở Việt Nam và đã xác định đƣợc 53 cấu tử của tinh dầu, nhƣ limonene chiếm 52,86%, γ-terpiene chiếm 18,39%, α-thujene chiếm 9,61%, α-farnesene chiếm 7,02%, α-citral chiếm 3,73%, β-citral chiếm 2,79%... [10]. Các cấu tử này đều cho thấy tinh dầu quả có múi có khả năng ức chế hoạt động của một số vi sinh vật và có tác dụng chống oxy hóa. Tuy nhiên trong quá trình thu hái, bảo quản sau thu hoạch túi dầu của vỏ cam rất dễ vỡ do tổn thƣơng cơ học làm thất thoát tinh dầu giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của quả. Công nghệ và trang thiết bị xử lý sau thu hoạch để trừ côn trùng, vi sinh vật có hại, bảo vệ chất lƣợng cam cũng nhƣ công nghệ bảo quản cam tƣơi chƣa đƣợc ứng dụng rộng rãi, không đúng cách làm cho quả bị hƣ hỏng nhiều chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế đặt ra. Vì vậy, rất cần nghiên cứu phƣơng pháp bảo quản cam.

Dựa trên kết quả nghiên cứu in vitro, chọn hai nồng độ tinh dầu nghệ vàng là 0,5% và 1% để xử lý cam bị nhiễm nấm thực nghiệm. Bằng phƣơng pháp mô tả, đã đánh giá ảnh hƣởng của nồng độ và khả năng ức chế vi sinh vật của tinh dầu nghệ vàng trên cam. Kết quả đƣợc thể hiện trên bảng 3.12.

Bảng 3. 12: Ảnh hưởng của nồng độ và khả năng ức chế nấm men, nấm mốc của tinh dầu nghệ vàng trên Cam

Lô thí nghiệm Mô tả

5 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày

Rhodoturola sp Quả mềm, mốc đen ở cuống

Quả thâm đen,

nhũn , chảy nƣớc ... F. oxysporum Quả mềm, chuyển màu sẫm, thối núm Quả nám, nhũn, thối núm ...

Valsa sp. Vỏ quả chuyển màu, xuất hiện mốc ở núm

Quả thâm đen, nhũn , chảy nƣớc

F. oxysporum +TD1% Quả màu xanh tƣơi chƣa có dấu hiệu hỏng

Quả màu xanh, chƣa có dấu hiệu hỏng, mất độ bóng

Quả màu hơi ngả vàng, chƣa có hiện tƣợng thối

Quả ngả vàng, vỏ hơi héo

Rhodoturola sp. +TD1% Quả màu xanh

tƣơi chƣa có dấu hiệu hỏng

Quả màu xanh, chƣa có dấu hiệu hỏng, mất độ bóng Quả vỏ ngả vàng, chƣa có hiện tƣợng thối Quả ngả vàng nhiều, vỏ hơi khô

Valsa sp. +TD 1% Quả màu xanh tƣơi, chƣa có dấu hiệu hỏng

Quả màu xanh tƣơi, chƣa có dấu hiệu hỏng

Quả màu hơi ngả vàng, có dấu hiệu đen núm

Quả ngả vàng, vỏ hơi héo

F. oxysporum +TD 0,5% Quả xanh tƣơi, vỏ bóng

Quả xanh tƣơi, vỏ bóng Quả xanh, chƣa có dấu hiệu hỏng Vỏ quả vẫn xanh

Rhodoturola sp +TD 0,5% Quả xanh

tƣơi, vỏ bóng

Quả xanh tƣơi, vỏ bóng Quả xanh, chƣa có hiện tƣợng hỏng Quả vẫn xanh

Valsa sp. +TD 0,5% Quả xanh tƣơi, vỏ hơi bóng Quả xanh, vỏ hơi bóng Quả xanh, chƣa có dấu hiệu hỏng Quả vẫn xanh YX1: Rhodoturola sp; MC3: Valsa sp.;M1: Fusarium oxysporum; TD: Tinh dầu nghệ vàng

Hình 3. 17: Cam bị nhiễm nấm men, nấm mốc sau thời gian bảo quản 10 ngày

MC3 M1

Hình 3. 18: Ảnh hưởng của nồng độ và khả năng ức chế nấm men, nấm mốc của tinh dầu nghệ vàng trên cam sau 30 ngày bảo quản

Bảng 3.12 cho thấy, khi cam bị nhiễm nấm men và nấm mốc, chỉ sau 5 ngày ở nhiệt độ phòng, với độ ẩm 75-80% cam đã bị hỏng. Nhƣng với những quả sau khi nhiễm vi sinh vật đƣợc xử lý bằng tinh dầu nghệ LCHN ở nồng độ 1% và 0,5%, cam chƣa có dấu hiệu bị hỏng sau 20 ngày. Với lô cam xử lý bằng tinh dầu 1% sau 20 ngày, vỏ cam mất độ bóng và vỏ ngả vàng. Đến ngày thứ 30 cam vẫn chƣa có dấu hiệu bị hỏng nhƣng vỏ bị ngả màu vàng, hơi héo và cứng. Với lô cam xử lý bằng tinh dầu 0,5% sau 20 ngày cam vẫn tốt và không có sự biến đổi nhiều về màu sắc so với lúc đầu.

Kết quả bảng 3.12 và hình 3. 17, 3.18 cho thấy, khi xử lý cam với nồng độ tinh dầu 1% và 0,5% có thể bảo quản cam tốt, ức chế sinh trƣởng của nấm mốc và nấm men. Tuy nhiên, nồng độ tinh dầu 1% đã ảnh hƣởng đến màu sắc của quả, làm cho vỏ quả chuyển sang màu vàng, hơi héo, mất độ bóng, còn ở nồng độ tinh dầu 0,5% thì sau 30 ngày bảo quản vỏ vẫn xanh. Có thể thấy, tinh dầu nghệ có ảnh hƣởng lên màu sắc của quả. Đây là cơ sở chúng tôi cần quan tâm khi khảo sát nồng độ trong chế phẩm

Mặc dù có khá nhiều tài liệu nghiên cứu về khả năng kháng vi sinh vật của tinh dầu nghệ in vitro nhƣ đã nói ở trên, nhƣng chƣa có nghiên cứu nào sử dụng tinh dầu nghệ

vàng trên quả sau thu hoạch nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Kết quả của nghiên cứu này khẳng định tiềm năng sử dụng tinh dầu nghệ vàng nhƣ một chất bảo quản quả sau thu hoạch là an toàn và hiệu quả.

YX1+TD1% MC3+TD1%

YX1+TD 0,5% MC3+TD 0,5%

M1+TD 1%

Một phần của tài liệu Đồ án Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học từ thực vật có chứa các hoạt chất: cacbua tecpenic, xeton sesquitecpenic và turmeron trong bảo quản quả tươi sau thu hoạch (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)