4. Tính mới của đề tài
1.7.4 Thành phần cơ bản trong chế phẩm chăm sóc da
Thành phần của chế phẩm chăm sóc da là hệ nhũ tƣơng gồm hai pha dầu và pha nƣớc có tác dụng giữ ẩm, chăm sóc da, chống nấm, chống khuẩn, chống oxy hóa, phục hồi và cải tạo làn da tổn thƣơng [64]. Chúng giữ vai trò tạo màng mỏng trên da, tác dụng làm mềm, ngăn ngừa sự khô da và duy trì lƣợng nƣớc cho da, loại thải tế bào chết trên da[113].
Bảng 1. 3: Các thành phần thường có trong chế phẩm chăm sóc da [113].
Pha dầu Pha nƣớc Chất hấp phụ
Chất béo: Dầu, mỡ,
sáp… Polysaccarit - Lanolin khan
- Các hỗn hợp khác: Lanolin và vaselin; vaselin và
cholesterol; vaselin và alcol béo cao
Hydrocacbon no Các PEG
Silicon Dẫn xuất cellulose
Polythylen và
polypropylen Gel của các polymer khác
Các thành phần khác trong chế phẩm
Chất bảo quản Methyl isothiazolinone, tricaprylate, citric acid… Chất hoạt động bề mặt Lauric acid, dimethicone, tween-80...
Chất ổn định pH Sodium hydoxyt, sodium lactate… Chất chống oxy hóa Vitamin A, C, E…
Chất giữ ẩm Glycerin, sobitol…
Chất mềm Aerylates copolymer, dầu khoáng trắng
Chất diệt khuẩn PEG -7 glyceryl cocoate, PEG-45, zinc pyrithione…. Chất tạo màu Color red, yellow, white…
Chất tạo mùi Fragrance
1.7.4.1 Chất dầu
Sản phẩm mỹ phẩm dạng nhũ nói chung là một hệ nhũ gồm có một pha dầu, một pha nƣớc đƣợc kết hợp với nhau nhờ một chất nhũ hóa. Vì vậy, chất dầu là một thành phần cơ bản trong sản xuất mỹ phẩm. Tùy theo yêu cầu và công dụng sản phẩm mà chất dầu có thể là dầu, mỡ hay sáp.
Ngày nay, các chất dầu sử dụng trong mỹ phẩm có nguồn gốc rất rộng, có thể phân ra các nhóm chính sau đây:
- Dầu và mỡ có nguồn gốc từ động vật, thực vật. - Các dẫn xuất từ dầu mỏ.
- Các rƣợu và axit béo. - Dầu, mỡ, sáp tổng hợp.
Vai trò của chất dầu trong mỹ phẩm cũng rất đa dạng, có thể là tác nhân trợ nhũ, chất làm mềm, tạo độ bóng hoặc giữ vai trò tạo màng chống thấm nhờ tính kị nƣớc [90].
1.7.4.2. Chất giữ ẩm
Trong suốt qúa trình lão hóa da, số lƣợng mucopolysaccarit ở lớp biểu bì dƣới da giảm dẫn đến sự giảm lƣợng nƣớc của da. Những biến đổi vật lí và hóa học của lớp biểu bì cũng dẫn đến sự khô da. Qúa trình lão hóa này sẽ tăng nhanh dƣới bức xạ tia UV.
Khi da khô lớp sừng của da bị bong vẩy sẽ trở nên cứng và không đàn hồi nhƣ trƣớc nữa. Với lí do trên mà thành phần chủ yếu trong sản phẩm chăm sóc da là chất giữ ẩm có tác dụng giữ nƣớc cho làn da. Trong công thức pha chế sản phẩm luôn có các loại dầu hỗ trợ quá trình giữ ẩm. Vì sự có mặt của các giọt dầu nhỏ sẽ làm giảm tốc độ mất nƣớc trên bề mặt da.
Các loại chất giữ ẩm
- Chất giữ ẩm vô cơ: CaCl2 là điển hình.
- Chất giữ ẩm cơ kim (kim loại – hữu cơ): chất chính là natri lactat, hút ẩm cao hơn glycerine, nhƣng không tƣơng hợp với một số vật liệu thô, thƣờng đƣợc dùng trong kem da vì không độc và không gây viêm da.
- Chất giữ ẩm hữu cơ: đƣợc sử dụng rộng rãi nhất là các rƣợu đa chức, các ester và ete của chúng nhƣ ethylenglycol, glycerine, sorbitol.
Các hợp chất thƣờng đƣợc sử dụng nhất cho mục đích hút ẩm trong sản phẩm mỹ phẩm dƣỡng da là: glycerine, ethylen glycol, propylen glycol, glycerol, sorbitol, polyethylene glycol [69, 90].
1.7.4.3. Chất làm mềm
Chất làm mềm da có tính năng làm da trở nên nhẵn bóng và căng mịn. Chúng có thể là chất ƣa nƣớc nhƣ glyxerine, sorbitol… hoặc những chất kị nƣớc nhƣ dầu paraffin, mỡ hải ly, triglyxerit, vaselin vàng, dầu khoáng, dầu thực vât, mỡ cừu, silicon lỏng … Trong đó dầu khoáng trắng đƣợc dùng phổ biến nhất.
Dầu khoáng trắng là phần sản phẩm lấy từ dầu mỏ, đƣợc sử dụng trong mỹ phẩm nên còn gọi là dầu mỹ phẩm, có tỷ trọng từ 0,84-0,88 ở 60oC phạm vi nhiệt độ sôi từ 310o
C - 410oC. Dầu khoáng trắng là một hỗn hợp phức tạp của các loại hydocacbon khác nhau, chúng là các hợp chất polymethylen đa vòng hay các vòng no với công thức chung (CH )n.
Ngoài ra, dầu khoáng trắng có chứa một lƣợng nhỏ parafin mạch dài, các napthten, hệ đa vòng chứa nhân thơm. Trong hệ vòng naphten gắn với nhánh parafin, nhóm – CH là nơi dễ bị oxy hóa, khi tiếp xúc với không khí, đặc biệt khi có ánh sáng mặt trời, có thể làm biến đổi màu hay gây mùi khó chịu [65].
1.7.4.4. Chất làm đặc
Chất làm đặc sử dụng trong mỹ phẩm chăm sóc da có tác dụng nhƣ: - Làm đặc dung dịch
- Tạo độ nhớt cho sản phẩm - Chống sự tái bám bẩn trở lại
- Chuyển cấu trúc sản phẩm về dạng gel - Tạo cảm quan tốt cho sản phẩm
Thƣờng sử dụng chất làm đặc polymer nhƣ poly vinyl alcolhol (PVA), carboxy metyl cellulose (CMC), hydroxy ethyl cellulose (HEC), carbomer…Trong đó ngƣời ta dùng phổ biến nhất là carbomer 940 do nó có tính năng làm đặc tốt, cho độ nhớt cao, hút nƣớc và ngậm nƣớc tốt, chống tái bám bẩn cao [65, 69].
1.7.4.5. Chất hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm có 5 lĩnh vực tùy thuộc vào tính chất của chúng: tẩy rửa, làm ƣớt khi cần có sự tiếp xúc tốt giữa dung dịch và đối tƣợng, tạo bọt, nhũ hóa trong các sản phẩm, hòa tan khi cần đƣa vào sản phẩm cấu tử không tan [77].
Chất hoạt động bề mặt đƣợc chia 4 loại:
- Anion: là các chất mà phân tử của chúng trong nƣớc có ion hoạt động bề mặt tích điện âm nhƣ: alkyl sulfate, alkyl sulfonate, alkyl aryl sulfonate…
- Cation: hoạt động bề mặt trong dung dịch tích điện dƣơng nhƣ: muối alkyl trimethyl amonium, muối dialkyl dimetyl amonium, muối alkyl benzyl dimethyl amonium…
- Không ion: phần ƣa nƣớc thƣờng cấu tạo từ vô số các nhóm phân cực
- Lƣỡng tính: có khả năng tạo các ion họat động bề mặt tích điện dƣơng lẫn âm
1.7.4.6 Chất bảo quản
Sự phát triển của vi sinh vật là một trong những vấn đề quan trọng cần quan tâm trong ngành công nghiệp mỹ phẩm phải đối mặt. Việc nhiễm vi sinh vật dẫn đến mất đặc tính của sản phẩm nhƣ: mùi, màu sắc, phân ly hoặc tạo ra lắng cặn và đặt ra nguy cơ lây nhiễm cho ngƣời sử dụng. Các hợp chất hóa học ức chế sự phát triển của vi sinh vật thƣờng đƣợc thêm vào sản phẩm để đảm bảo sự ổn định và duy trì chế phẩm ở tình trạng tốt [65].
Chất bảo quản đƣợc thêm vào sản phẩm với 2 lý do:
- Ngăn ngừa hƣ hỏng sản phẩm do tác động của vi sinh vật. - Bảo vệ ngƣời tiêu dùng.
Các trƣờng hợp bị dị ứng sau khi dùng chế phẩm chăm sóc da xảy ra ngày càng nhiều, thƣờng liên quan đến chất bảo quản tổng hợp, do đó cần phải tìm kiếm các chất thay thế có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và thân thiện môi trƣờng nhƣ tinh dầu là rất khả thi.
Từ phần tổng quan nói trên cho thấy hoạt tính sinh học của tinh dầu nghệ vàng đã được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng tạo ra một số chế phẩm sinh học có tác dụng tốt trong y học và dược học. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu nghệ vàng tạo ra chế phẩm bảo quản sau thu hoạch và chế phẩm chăm sóc da nhằm phòng chống nấm da, bảo vệ sức khỏe công đồng là một hướng nghiên cứu mới và hoàn toàn có tính khả thi.
CHƢƠNG 2
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU