4. Tính mới của đề tài
3.3.1 Đánh giá khả năng kháng vi sinh vật của tinh dầu nghệ vàng tách chiết bằng các
phƣơng pháp khác nhau
Tinh dầu nghệ vàng là hỗn hợp phức tạp gồm nhiều các hợp chất có hoạt tính sinh học nhƣ kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa. Norajit và cộng sự cho rằng sự khác biệt về thành phần hóa học của tinh dầu sẽ ảnh hƣởng tới hoạt tính kháng vi sinh vật [98]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng kháng vi sinh vật của tinh dầu nghệ vàng khi tách chiết bằng các phƣơng pháp khác nhau, cũng là yếu tố làm thay đổi đáng kể thành phần hóa học của tinh dầu nghệ vàng trồng ở Hƣng Yên, thu hoạch sau 9 tháng.
Các chủng vi sinh vật đƣợc cấy trải trên môi trƣờng thích hợp. Sau đó đặt tấm giấy có đƣờng kính 0,5cm đã đƣợc tẩm 20µl tinh dầu nồng độ 10%, nuôi ở tủ ấm 30o
C. Khả năng kháng vi sinh vật đƣợc thể hiện thông qua vòng kháng khuẩn, đƣờng kính kháng càng lớn chứng tỏ khả năng ức chế sinh trƣởng của vi sinh vật càng cao. Kết quả thu đƣợc sau 24 giờ nuôi cấy với vi khuẩn và 36 giờ nuôi cấy với nấm mốc và nấm men (bảng 3.7)
Bảng 3. 7: Khả năng kháng vi sinh vật của tinh dầu nghệ vàng tách chiết bằng các phương pháp khác nhau
Chủng vi sinh vật Đƣờng kính vòng kháng, (D-d) cm LCHN Chloroform n- hexane Micrococcus luteus 1,3 0,02 0,8 0,04 0,5 0,07 Bacillus cereus 1,2 0,23 0,6 0,05 0,7 0,08 Listonella damsela 1,1 0,03 0,3 0,01 0,4 0,06 Valsa sp. 1,1 0,05 0,5 0,03 0,7 0,09 Aspergillus awamori 1,0 0,01 0,4 0,04 0,3 0,02 Aspergillus versicolor 1,1 0,05 0,4 0,03 0,3 0,06 Geotrichum candidum 1,4 0,03 0,6 0,05 0,6 0,07 Cladosporium tenuisimum 1,5 0,02 0,6 0,03 0,6 0,04 Fusarium oxysporum 1,2 0,05 0,5 0,07 0,6 0,07 Rhodoturola sp. 0,8 0,02 0,3 0,04 0,4 0,06 Hansenula sp. 0,6 0,01 0,4 0,07 0,5 0,03 Candida sp. 0,7 0,01 0,4 0,05 0,4 0,04 Torulopsis sp. 1,2 0,06 0,5 0,07 0,6 0,09 Saccharomyces cerevisiae 1,3 0,04 0,5 0,03 0,9 0,01
Hình 3. 7: Biểu diễn khả năng kháng vi sinh vật của tinh dầu nghệ vàng tách chiết bằng các phương pháp khác nhau
Kết quả nhận đƣợc cho thấy tinh dầu nghệ thu đƣợc bằng các phƣơng pháp khác nhau đều có hoạt tính kháng các chủng vi sinh vật nghiên cứu. Tuy nhiên, tinh dầu thu bằng phƣơng pháp lôi cuốn hơi nƣớc có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm mạnh hơn tinh dầu trích ly bằng dung môi n-hexan và chloroform. Tính mẫn cảm của các chủng vi sinh vật nghiên cứu với tinh dầu nghệ LCHN theo thứ tự giảm dần: vi khuẩn > nấm sợi > nấm
tinh dầu và chủng vi sinh vật. Nhiều báo cáo gần đây liên quan đến hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của tinh dầu từ củ nghệ Curcuma sp. [19, 20, 98, 139]. Rukayadi và cộng sự đã đánh giá hoạt tính kháng nấm của xanthorrhizol đƣợc tách chiết bằng methanol từ
Curcuma xanthorrhiza Roxb. với sáu loài Candida [116]. Khả năng kháng nấm Fusarium oxysporum và Alternaria porri cũng đƣợc đánh giá với 75 loại tinh dầu khác nhau, bao gồm cả Curcuma longa L. (Zingiberaceae) [103]. Tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu thu đƣợc bằng lôi cuốn hơi nƣớc và trích ly bằng ether và ethanol từ năm loài gừng (Zingiber
officinale Roscoe.), Galanga (Alpinia galanga Sw.), nghệ (Curcuma longa L.), kaempferia
(Boesenbergia pandurata Holtt. ) và sa nhân (Amomum xanthioides Wall.) cũng đƣợc khảo sát bởi Norajit và cộng sự. [98]. Các nghiên cứu này đều cho thấy các thành phần trong tinh dầu kết hợp với nhau cùng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật [32, 98, 103]. Tuy nhiên, một số báo cáo cho rằng thành phần chịu trách nhiệm chính cho hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của tinh dầu nghệ vàng là ar - turmerone [143]. Singh và cộng sự đã kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của dầu nghệ Ấn Độ với 49,76% ar-turmerones đối với
Staphylococcus aureus, Pseudomonas aerugenosa, Candida albicans và nấm mốc Aspergillus niger gây nhiễm trùng mắt. Kết quả nhận đƣợc cho thấy tinh dầu ức chế rất tốt
sinh trƣởng của các chủng nghiên cứu ở nồng độ thấp (1,95-6,7μl/ml) [125]. Kết quả này cũng tƣơng ứng với kết quả của những tác giả khác khi cho rằng ar-turmerone là thành phần chính có hoạt tính kháng vi sinh vật [5, 21, 143].
Tinh dầu nghệ nhận đƣợc bằng phƣơng pháp lôi cuốn hơi nƣớc có khả năng đối kháng vi sinh vật cao và có hàm lƣợng ar-turmeron 30,33%. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng tinh dầu nghệ vàng thu đƣợc bằng phƣơng pháp LCHN để nghiên cứu hoạt tính sinh học và tạo ra chế phẩm có tiềm năng sử dụng trong thực tế.