Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 38 - 39)

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢ

4.3.1.3. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm DSCV 2004 2005 2006 2005/2004So sánh 2006/2005So sánh Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 852 597 555 -255 -29,93 -42 -7,1 NTTS, Muối 100.282 117.826 86.496 17.544 17,49 -31.330 -26,6 TN - DV 1.305 3.278 3.668 1.973 151,19 390 11,9 Cho vay ĐS 6.098 3.800 10.793 -2.298 -37,68 6.993 184 Ngành khác 619 4.565 4.768 3.946 637,48 203 4,5 Tông 109.156 130.066 106.280 20.955 19,27 -24.206 -18,7 Nguồn: Phòng tín dụng

Giống với dư nợ cho vay, doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp cũng liên tục giảm qua các năm. Ở đây chỉ là doanh số cho vay ngắn hạn, vì ngân hàng chủ yếu cho vay theo mùa vụ để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân như mua hạt giống, phân bón thuốc trừ sâu, công chăm sóc,…

Đối với ngành thủy, hải sản, muối, có sự tăng giảm qua các năm,chủ yếu là do sự tăng giảm của ngành nuôi trồng thủy sản chuyển đổi. Sở dĩ có tình trạng này là do ngân hàng đang từng bước giảm cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản nhằm hạn chế rủi ro. Đồng thời, đóng góp một phần không đáng kể vào sự tăng giảm nêu trên còn là doanh số cho vay của ngành muối, đó là doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này phù hợp với tình hình sản xuất muối của địa phương, là những vụ sản xuất ngắn ngày. Ngoài ra, ta cũng thấy doanh số cho vay của lĩnh vực đánh bắt thủy sản mới là không có. Nguyên nhân là sau khi cơn bão số 5 năm 1997 qua đi, nhiều chiếc thuyền đánh

bắt xa bờ bị hư hỏng nặng, người dân không mặn mà với việc đánh bắt nữa. Vả lại, muốn mang lại hiệu quả cao cho công việc này cần phải đầu tư những con tàu công suất lớn, vốn nhiều nên vượt quá khả năng đáp ứng của đơn vị.

Cuối cùng, đối với ngành Thương nghiệp – Dịch vụ và Cho vay đời sống, ngân hàng đã đầu tư theo hai khuynh hướng khác nhau. Nếu như ngành Thương nghiệp – Dịch vụ là những món cho vay ngắn hạn thì cho vay đời sống thường là những khoản đầu tư trung, dài hạn. Đây là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với thực tế của ngân hàng. Bởi vì ngành Thương nghiệp – Dịch vụ hoạt động theo mùa vụ, theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, có thời gian ngắn. Còn cho vay đời sống chủ yếu phục cho nhu cầu tiêu dùng của cán bộ, công nhân viên chức. Bên cạnh đó, ta cũng thấy doanh số cho vay đối với lĩnh vực phục vụ đời sống luôn lớn hơn doanh số cho vay của ngành Thương nghiệp – Dịch vụ vì cho vay đời sống ít rủi ro hơn.

Khái quát lại, tình hình cho vay của ngân hàng không ổn định qua 3 năm và giảm mạnh trong năm 2006. Nguyên nhân là do chi nhánh đang giảm cho vay đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chuyển đổi vì đây là lĩnh vực cho vay có rủi ro rất cao. Đồng thời, việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng sang các lĩnh vực cho vay khác, ít rủi ro hơn như: cho vay Thương nghiệp – Dịch vụ,…còn diễn ra rất chậm.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w