PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI 5.1 NHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC CỦA NGÂN HÀNG
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI 1 Về công tác huy động vốn
5.3.1. Về công tác huy động vốn
* Thực hiện tốt các thể thức huy động hiện có; Tăng cường công tác tuyên truyền đến những khách hàng có nguồn tiền mặt nhàn rỗi, khách hàng có vốn kinh doanh tạm thời chưa thực hiện sản xuất kinh doanh dịch vụ. Triển khai tốt các đợt
huy động vốn do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh phát động.
* Có kế hoạch làm việc vận động các đơn vị, cơ quan đóng trên địa bàn huyện mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Thường xuyên tuyên truyền, quảng bá các thể thức và lãi suất huy động trên các phương tiện thông tin của địa phương. Thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng cá nhân và tập thể.
* Phân công cán bộ am hiểu nghiệp vụ để tư vấn giúp khách hàng lựa chọn những thang lãi suất thích hợp, áp dụng những chính sách linh hoạt hơn đối với những khách hàng hiện có nhằm duy trì ổn định nguồn vốn huy động từ dân cư, thường xuyên theo dõi những khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tại đơn vị khi đến hạn để kịp thời tư vấn khách hàng tiếp tục gửi lại tiền.
* Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: Ngoài các hình thức huy động truyền thống như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, ngân hàng nên thực hiện tốt mô hình tiết kiệm theo lãi suất bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gửi một nơi nhưng rút được nhiều nơi để thu hút tiền gửi của khách hàng. Áp dụng hình thức thanh toán thông qua thẻ rút tiền tự động ATM…
* Thành lập ngân hàng liên xã, phòng giao dịch ở các xã, trung tâm để người dân thuận lợi trong việc vay vốn, trả nợ, gửi tiền và sử dụng các tiện ích của ngân hàng