PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 53 - 56)

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢ

4.5.PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN

Như chúng ta đã biết, rủi ro và lợi nhuận là 2 chỉ tiêu luôn đi đôi với nhau và có sự đánh đổi lẫn nhau, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Ngân hàng

Nông nghiệp huyện Đông Hải đã có những biện pháp gì để dung hòa cả hai yếu tố trên, em sẽ nói rõ hơn ở phần phân tích bảng số liệu dưới đây:

Bảng 18: CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN Năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006

Doanh thu Triệu đồng 20.544,2 24.061 23.528

Lợi nhuận ròng Triệu đồng 1.232,1 3.087,8 4.880

Tổng tài sản Triệu đồng 111.229 124.344 106.139

Tổng dư nợ cho vay Triệu đồng 212.798 221.815 103.351

Nợ xấu Triệu đồng 1.018 16.870 4.421

Hệ số doanh lợi % 5,99 12,83 20,74 Hệ số sử dụng tài sản % 18,47 19,35 22,17 Tỷ suất lợi nhuận (ROA) % 1,11 2,48 4,60 Nợ xấu / Tổng dư nợ % 0,48 7,61 4,28

Nguồn: Phòng kế toán – kho quỹ

Nhìn chung, các tỷ số đo lường rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng đang phát triển tốt. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị không ngừng được nâng cao.

Trước hết, là chỉ tiêu hệ số doanh lợi. Chỉ số này cao hơn qua các năm. Điều này cho thấy hiệu quả của một đồng thu nhập càng lớn, nếu năm 2004 là 20.544,2 đồng thu nhập tạo nên 1.232,1 đồng lợi nhuận thì đến năm 2005 thu nhập lại tiếp tục tăng tăng kéo theo sự gia tăng của lợi nhuận. Và tình hình càng tốt hơn trong năm 2006, tuy thu nhập có giảm đôi chút nhưng lợi nhuận vẫn tiếp tục tăng. Qua đó, thấy được ngân hàng đã có nhiều biện pháp giảm chi phí hiệu quả hơn.

Tiếp đến, cũng giống như hệ số doanh lợi, chỉ tiêu hệ số sử dụng tài sản cũng liên tục tăng, mặc dù tổng tài sản và doanh thu lại có sự tăng giảm. Do đó, ta thấy được hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Thực tế cho thấy đơn vị đã có cách phân bổ tài sản hợp lý, không chỉ tập trung vào cho vay nuôi trồng thủy sản chuyển đổi mà còn chuyển hướng đầu tư vào các lĩnh vực khác như: Thương nghiệp – Dịch vụ,…và đối tượng khác như: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh,…vừa đảm bảo lợi nhuận và hạn chế được rủi ro.

Ngoài ra, một chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của ngân hàng là tỷ suất lợi nhuận (ROA). Từ bảng số liệu trên, ta thấy một đồng tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì thu được những mức lợi nhuận càng cao hơn. Nên tỷ số này cũng lớn hơn qua các năm. Nhưng nó không qúa lớn để gây ra rủi ro cho đơn vị. Bởi vì rủi ro và lợi nhuận luôn đi đôi với nhau, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn.

Cuối cùng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tín dụng nên rủi ro mà ngân hàng gặp phải thường chỉ là rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu đo lường rủi ro này là nợ xấu trên tổng dư nợ. Ta thấy nợ xấu của ngân hàng rất không ổn định. Năm 2004, nợ xấu chỉ là 1.018 triệu đồng, chiếm 0,48% / tổng dư nợ, tỷ lệ này cách rất xa mức tối đa 5% mà Ngân hàng Nhà nước quy định. Điều này chứng tỏ chất lựong tín dụng của ngân hàng rất tốt. Nhưng sang năm 2005, tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ đã lên đến 7,61%, lớn hơn khá nhiều so với mức tối đa của ngành. Nguyên nhân là trong năm này ngân hàng đã đầu tư quá nhiều vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (một lĩnh vực được đánh giá là có rủi ro lớn nhất) nhằm tìm kiếm lợi nhuận cộng với nhiều khoản nợ còn tồn đọng của năm 2004 và các năm trước. Và tình hình đã dần được cải thiện trong năm 2006, khi tỷ lệ này chỉ còn 4,28%. Lý do là các cán bộ tín dụng đã tích cực và chủ động hơn trong công tác thu nợ, cộng với tình hình nuôi tôm trong năm của người dân đã có những dấu hiệu lạc quan và điều quan trọng là ngân hàng đang chủ động giảm dần dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chuyển hướng đầu tư sang các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với lĩnh vực thương nghiệp - dịch vụ.

Qua 2 bảng số liệu là bảng 15 và bảng 18, ta thấy giữa nợ quá hạn và nợ xấu có sự khác nhau. Theo quyết định 493 năm 2005 mà Ngân hàng Nhà nước ban hành về việc phân loại nợ thì:

+ Nợ quá hạn là nợ nhóm 2. + Nợ xấu là nợ nhóm 3, 4, 5.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 53 - 56)