Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 45 - 48)

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢ

4.3.3.3.Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 14: DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 1007 860 516 -147 -14,6 -344 -40 NTTS, Muối 145.154 196.777 82.738 51.623 35,6 -114.039 -57,9 TN - DV 1.235 2.368 3.497 1.133 91,7 1.129 47,7 Cho vay ĐS 21.439 20.536 15.282 -903 -4,2 -5.254 -25,6 VCĐ 985 43.458 0 0 -43.458 -100 - - TTCN 372 254 0 -118 -31,7 -254 -100 Ngành khác 133 1.020 1.318 887 666,9 298 29,2 Tổng 212.798 221.815 103.351 9.037 4,3 -118.694 -53,5 Nguồn: Phòng tín dụng

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể khẳng định rằng dư nợ cho vay đối với ngành thủy, hải sản, muối chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế, cụ thể là 68,14% năm 2004; 88,77% năm 2005 và 80,37% năm 2006. Điều này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện, đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản theo tinh thần Nghị quyết 09 của Chính phủ mà cụ thể là đề án quy hoạch cơ cấu sản xuất vùng Bắc và Nam Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu. Với định hướng đó, diện tích đất trồng lúa ngày càng thu hẹp, đến nay diện tích này chỉ còn 897ha và làm nhiều vùng đất bị ngập mặn nên việc trồng một số loại cây ăn trái thí điểm ở một số khu vực như ấp Vĩnh Điền thuộc xã Long Điền Đông chưa mang lại hiệu quả cao; Không chỉ có vậy, dịch cúm gia cầm đang có chiều hướng bùng phát mạnh trong 3 năm qua. Do đó, ngân hàng đã

giảm dư nợ cho vay đối với ngành nông nghiệp, tốc độ giảm của năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2005 so với năm 2004 là 14,60% và năm 2006 so với 2005 là 40%.

Cùng với đó, định hướng này đã làm cho diện tích đất phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Đến năm 2006, diện tích này là 38.617ha với các mô hình nuôi: Công nghiệp và bán công nghiệp là 836,6ha; quảng canh cải tiến và kết hợp 37.545,4ha; nuôi thủy sản khác là 235ha. Điều này đã kéo theo sự gia tăng của dư nợ cho vay đối với ngành thủy, hải sản, muối, chủ yếu là dư nợ đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chuyển đổi. Đến năm 2005, số tiền này đã lên đến 196.777 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng so với năm 2004 là 35,6%. Nhưng đây là một lĩnh vực chứa đựng rất nhiều rủi ro, do việc nuôi trồng thủy sản chuyển đổi phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan như: Điều kiện thời tiết không ổn định, nguồn nước thường xuyên bị ô nhiễm, chất lượng con tôm giống chưa được đảm bảo, kỹ thuật nuôi tôm còn lạc hậu, giá cả tôm nguyên liệu rất bấp bênh thường đi theo với câu nói “được mùa mất gía”,…Lường trước được điều này, để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động của ngân hàng, đơn vị đã chủ động giảm dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chuyển đổi sao cho vẫn đảm bảo được sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố: hoàn thành mục tiêu lợi nhuận và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Vì lẽ đó, dư nợ cho vay năm 2006 đã giảm mạnh so với năm 2005, số tuyệt đối là 114.039 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 57,9%. Bên cạnh đó, việc dư nợ cho vay đối với ngành này giảm cũng là lẽ tất nhiên vì việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản chuyển đổi như: hệ thống kênh mương, cống rãnh,…đã dần được hoàn thiện từ những năm đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cho nên trong năm 2006, ngân hàng chủ yếu đầu tư để phục vụ cho nhu cầu mua con giống, thức ăn nuôi tôm, công chăm sóc,…của người dân.

Cũng nhằm mục tiêu hạn chế rủi ro nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận, ngân hàng đã dần chuyển dịch cơ cấu tín dụng, từng bước tập trung nhiều hơn vào cho vay thương nghiệp dịch vụ. Đây được đánh giá là một trong những ngành nghề cho vay chứa đựng ít rủi ro của ngân hàng. Mặc dù, dư nợ cho vay của ngành này liên tục tăng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng cao từ 47% trở lên nhưng nó chiếm tỷ trọng rất

khiêm tốn trong tổng dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế, từ năm 2004 đến 2006 là 0,5%; 1,1% và 3,4%. Điều này không do ở phía ngân hàng mà nguyên nhân chính là việc chuyển hướng kinh tế sang công thương nghiệp – dịch vụ của huyện vẫn diễn ra rất chậm. Đồng thời, năng lực hoạt động của một số cơ sở kinh doanh thương nghiệp - dịch vụ trên địa bàn còn nhiều hạn chế như: không có tài sản thế chấp khi vay vốn,…

Ngoài ra, một lĩnh vực cho vay cũng đóng góp khá nhiều vào tổng dư nợ cho vay theo ngành của ngân hàng, đó là cho vay đời sống, với tỷ trọng lần lượt là 10,07% năm 2004; 9,26% năm 2005 và 14,79% năm 2006. Nó chỉ đứng sau dư nợ cho vay đối với ngành thủy, hải sản, muối. Ở đây, ngân hàng chủ yếu cho vay tiêu dùng để phục vụ cho nhu cầu mua xe, sửa chữa nhà cửa, và đáp ứng những nhu cầu về vật chất ngày càng cao của người dân. Đây được xem là một lĩnh vực cho vay ít rủi ro nhất của đơn vị. Tuy nhiên, do đây là những món vay trung hạn nên qua 3 năm ngân hàng đang tiến hành thu hồi dần nợ gốc. Vì vậy, dự nợ cho vay đối với lĩnh vực này không ngừng giảm xuống trong 3 năm qua, cụ thể là 4,82% của năm 2005 so với 2004 và 13,80% của năm 2006 so với 2005.

Cuối cùng, là dư nợ cho vay đối với các ngành còn lại, bao gồm: Cho vay ngành tiểu thủ công nghiệp, cho vay theo vốn chỉ định 985 (Nguồn vốn khắc phục cơn bão số 5/1997) và cho vay cầm cố chứng từ có giá (ngành khác). Qua bảng số liệu trên, ta thấy dư nợ cho vay đối với các ngành này biến động rất bất thường, thể hiện rõ nét nhất là ngành tiểu thủ công nghiệp và vốn chỉ định 985. Đối với vốn chỉ định 985 là những khoản nợ còn tồn đọng từ cho vay khắc phục hậu quả bão số 5 năm 1997, còn ngành tiểu thủ công nghiệp thì trong thời gian gần đây trên địa bàn huyện không còn làng nghề truyền thống nào, mà nếu còn thì chỉ hoạt động cầm chừng không có hiệu quả. Đồng thời, ngân hàng còn cho vay theo hình thức cầm cố chứng từ có giá, nhưng dư nợ cho vay của ngành này chiếm tỷ trọng không đang kể nên được xếp vào ngành khác, và ít được ngân hàng quan tâm đến.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 45 - 48)