Về giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 61 - 64)

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI 5.1 NHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC CỦA NGÂN HÀNG

5.3.3.Về giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

+ Hoàn thiện công tác thẩm định:

- Cán bộ tín dụng hoàn thiện hồ sơ kinh tế - xã hội tại địa phương mình phụ trách, phải tiến hành điều tra kinh tế hộ, lập hồ sơ khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng nhất để làm cơ sở thẩm định trong cho vay.

- Cán bộ tín dụng cần học hỏi, am hiểu kinh nghiệm đối với các lĩnh vực công việc mình phụ trách, hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi…để hướng dẫn hộ vay phát huy hiệu quả đồng vốn một cách tốt nhất.

- Thẩm định một dự án phải am hiểu đầy đủ các kiến thức kinh tế thị trường, am hiểu các lĩnh vực ngành nghề, nắm chắc khả năng trả nợ của khách hàng cũng như kinh nghiệm sản xuất, tính cần cù, siêng năng, uy tín, đạo đức của họ.

- Từ những hiểu biết của mình, cán bộ thẩm định có thể ứng dụng linh hoạt cho từng trường hợp cụ thể để chất lượng tín dụng đạt được cao nhất. Qua mỗi lần

cho vay, cán bộ tín dụng phải tự học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho mình. Ngoài ra khi thẩm định, cán bộ tín dụng còn phải chú ý đặc biệt đến khả năng và ý muốn trả nợ của khách hàng, từ đó thiết lập hồ sơ thế chấp cho chặt chẽ.

+ Giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay:

Cán bộ tín dụng phải giám sát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, tạo quan hệ mặt thiết với khách hàng nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho khách hàng trong sản xuất kinh doanh để quá trình thu hồi nợ và lãi được dễ dàng hơn, từ đó loại trừ những nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro.

+ Phân tán rủi ro:

Đầu tư đa ngành nghề, chia nhỏ khoản tiền cho vay cho nhiều đối tượng khác nhau. Vì cùng một thời điểm nhất định sẽ có khách hàng bị thua lỗ một lúc thì khá xảy ra nên việc chia nhỏ số tiền cho vay và cho vay đa ngành nghề sé phân tán được rủi ro.

+ Cập nhật nắm bắt thông tin kịp thời, nghiên cứu tình hình biến động của nền kinh tế, nhất là những vấn đề có liên quan đến hoạt động của ngân hàng, trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, tiến tới hiện đại hóa ngân hàng.

+ Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm

của cán bộ công nhân viên, phải gắn việc đi đôi với lợi ích vật chất là khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích tốt đồng thời phải giữ nghiêm kỹ cương, quy chế của ngành.

+ Hàng quý phải có kế hoạch trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của ngành.

+ Khi khách hàng bị thua lỗ không có khả năng trả nợ đúng hạn xét thấy do nguyên nhân khách quan, tài sản thế chấp còn đảm bảo, tư liệu sản xuất đủ điều kiện để hoạt động bình thường; nếu khách hàng chí thú làm ăn và có thiện chí trả nợ thì ngân hàng cũng nên xem xét cho gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ theo chế độ quy định để hộ vay có thời gian khôi phục sản xuất, có thu nhập trả nợ ngân hàng. Biện pháp này đã được NHN0 Đông Hải áp dụng rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao

Phân loại nợ:

 Phân theo tính chất nợ: chính xác là xác định đâu là nợ do nguyên nhân khách quan, đâu là nợ do nguyên nhân chủ quan của khách hàng và ngân hàng gây ra.

 Phân theo khả năng thu hồi.

 Phân theo đối tượng của từng loại nợ.  Phân theo thời gian.

Tiến hành xử lý nợ:Trên cơ sở đã phân loại nợ sẽ tiến hành các bước xử lý như sau:

 Đối với nợ do nguyên nhân khách quan:

Ngân hàng xem xét và giúp cho khách hàng để họ có điều kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh, tạo khả năng trả nợ ngân hàng được tốt hơn. Cụ thể: cho gia hạn nợ (đối với nợ ngắn hạn) và điều chỉnh kỳ hạn nợ (đối với nợ trung hạn). Tư vấn cho khách hàng (về kế hoạch kinh doanh, về quá trình quản lý doanh nghiệp, về các biện pháp tài chính cần áp dụng) nhằm giúp cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất nhận biết được các yếu kém của mình trong sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra được các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục tình trạng lỗ, có nguồn tài chính trả nợ cho ngân hàng.

Ngân hàng cũng có thể trợ giúp tài chính cho các khách hàng vay vốn, tức là có thể cho khách hàng vay một khoản tiền mới nhằm khắc phục lỗ (nếu khách hàng có một phương thức sản xuất kinh doanh cho món vay mới khả thi).

 Đối với nợ do nguyên nhân chủ quan: - Chủ quan của khách hàng:

*Giám đốc ngân hàng quyết định chuyển sang nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết, áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trần cho vay cùng loại.

* Cách tốt nhất là nhờ sự can thiệp trực tiếp của chính quyền địa phương. Muốn vậy ngân hàng phải tạo được mối quan hệ tốt, có chính sách khuyến khích khi thu nợ đối với chính quyền địa phương.

* Tổ chức phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ - Chủ quan của ngân hàng

Xem xét trách nhiệm của những cán bộ liên quan đến món vay đó và xử lý, nhẹ thì cảnh cáo, kỷ luật (về hành chính, tổ chức, tiền lương) hoặc bồi thường thiệt hại đã gây ra; nặng thì quy trách nhiệm dân sự, hình sự theo pháp luật quy định.

+ Tham mưu cho Huyện ủy tiếp tục có kế hoạch xử lý cán bộ đảng viên có nợ xấu.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 61 - 64)