Phân tích các chỉ số ảnh hưởng đến nghiệp vụ cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 48 - 50)

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢ

4.3.4.Phân tích các chỉ số ảnh hưởng đến nghiệp vụ cho vay

Bảng 15: CÁC CHỈ SỐ DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG Năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006

Tổng nguồn vốn huy động Triệu đồng 31.555 56.265 38.315

Doanh số thu nợ Triệu đồng 100.285 142.761 224.744

Tổng dư nợ cho vay Triệu đồng 212.798 221.815 103.351

Nợ quá hạn Triệu đồng 1.454 89.327 5.720

Dư nợ bình quân Triệu đồng 212.525 266.025 201.896

Dư nợ trên vốn huy động Lần 6,74 3,94 2,70 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ % 0,68 40,27 5,53 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,47 0,54 1,11

Nguồn: Phòng tín dụng cung cấp

Trước hết, em nói về chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động. Như chúng ta đã biết đây là chỉ tiêu cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Thông thường, chỉ tiêu này phải nhỏ hơn 1, có như vậy thì khả năng huy động vốn mới đáp ứng được nhu cầu cho vay của đơn vị, không phải xin điều chuyển vôn từ cấp trên. Tuy nhiên, đối với một ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ ở một huyện vùng sâu, vùng xa như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu, Ngân hàng Nhà nước vẫn cho phép tỷ lệ này lớn hơn 1. Thực tế cho thấy tỷ số dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đông Hải qua 3 năm luôn lớn hơn 1.Nếu như năm 2004 bình quân 6,74 đồng dư nợ thì chỉ có một đồng vốn huy động tham gia. Nhưng sang năm 2005, tình hình này đã trở nên tốt hơn, khi bình quân 3,94 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động tham gia. Điều này chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng đang phát triển tốt trong bối cảnh tổng dư nợ vẫn đang tăng. Đây thực sự là một tín hiệu lạc quan trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, đến năm 2006, khả

với năm 2005. Cùng với đó, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh cũng giảm đi trông thấy, do ngân hàng đang chủ động giảm dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Nhưng điều này đã làm cho chỉ số dư nợ / vốn huy độngtiếp tục giảm xuống, chỉ còn 2,7 lần. Và sự giảm xuống của chỉ số này cho thấy ngân hàng đã có sự cân đối giữa vốn huy động và dư nợ cho vay.

Như vậy, với khả năng huy động vốn và nhu cầu đầu tư tín dụng như trên, ngân hàng phải xin điều chuyển vốn từ cấp trên với số tiền qua 3 năm lần lượt là:

+ Năm 2004: 244.917.537.638 (đồng) + Năm 2005: 172.473.855.128 (đồng) + Năm 2006: 170.362.932.966 (đồng).

Bên cạnh đó, một chỉ tiêu không thể thiếu được khi đánh giá chất lượng nghiệp vụ cho vay, đó là nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng diễn biến rất phức tạp. Nếu như năm 2004 chỉ có 1.454 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,68% trên tổng dư nợ thì sang năm 2005 con số này đã lên đến 89.327 triệu đồng, chiếm tới 40,27% trên tổng dư nợ. Đây là một con số quá lớn so với một chi nhánh cấp II của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng này là nhiều món vay trung, dài hạn đã đến hạn, cộng với nhiều món nợ còn tồn đọng trong năm 2004 chuyển sang do năm này diện tích nuôi tôm của huyện bị thiệt hại nặng nề nhất, và trong năm 2005 cũng có nhiều hầm tôm bị thiệt hại với diện tích khoảng 5.300ha bị thiệt hại (như phân tích ở phần trên). Nhưng tình trạng nêu trên đã dần được cải thiện trong năm 2006, với tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ chỉ còn 5,53%. Một phần là do trong năm thực hiện văn bản số 3973 / NHN0 – XLRR ngày 06/11/2006 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc đánh giá lại chất lượng tín dụng, có hơn ½ tổng dư nợ đã được đánh giá lại do khách hàng suy giảm khả năng trả nợ đã được xử lý theo cơ chế.

Cuối cùng, khi phân tích về các chỉ số ảnh hưởng đến nghiệp vụ cho vay, không thể không nói đến vòng quay vốn tín dụng. Chỉ tiêu này càng lớn, càng nhanh chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ổn định và ngày càng phát triển. Thực tế trên bảng số liệu cho thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng càng ngày càng

tăng. Thật vậy, trong năm 2004, đây là năm có diện tích nuôi tôm bị thiệt hại nặng nề nhất, đã lên đến 11.000ha. Điều này làm cho việc thu hồi nợ rất chậm nên vòng quay tín dụng chỉ là 0,47 vòng. Tuy nhiên, tình hình này đã tiến triển tốt trong năm 2005, diện tích nuôi tôm ít bị thiệt hại hơn nên vòng quay tín dụng đã tốt hơn, đạt 0,54 vòng. Đặc biệt trong năm 2006, vòng quay này đã lớn hơn 1, đạt 1,11 vòng - một con số rất khả quan đối với công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Điều này chứng tỏ ngân hàng luôn có sự quan tâm đặc biệt đến công tác thu hồi nợ, xem đó như là chỉ tiêu để đánh giá năng lực hoạt động của nhân viên. Điều này đã kích thích được tinh thần hăng say lao động của đội ngũ nhân viên trong ngân hàng. Cùng với đó, tình hình nuôi tôm trong năm của người dân đã đạt được những kết quả rất khả quan, không còn những vụ mất mù liên tục như các năm trước đó nữa. Với vòng quay tín dụng này, ngân hàng có thể tạo ra được sự ổn định trong cho vay cũng như thu hồi nợ, tránh tình trạng cho vay thì nhiều nhưng thu lại chẳng được bao nhiêu. Có như vậy, lợi nhuận của đơn vị mới được đảm bảo và rủi ro tín dụng mới được hạn chế triệt để.

Tóm lại, các chỉ số ảnh hưởng đến nghiệp vụ cho vay đã từng bước được cải thiện tốt hơn qua các năm. Qua đó, chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của đơn vị càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 48 - 50)