Tình hình huy động vốn và cho vay của Sacombank Huế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.pdf (Trang 30 - 32)

- Phòng Giao dịch

2.1.2.5. Tình hình huy động vốn và cho vay của Sacombank Huế

Tình hình huy động vốn

Sacombank Huế được xem là một trong những Chi nhánh hoạt động hiệu quả

nhất, đặc biệt là công tác huy động vốn nhờ vào ưu thế là tiên phong trong chính sách khách hàng hợp lý.

Tình hình huy động vốn của Chi nhánh qua 3 năm đạt được những kết quả khả quan,

sự tăng trưởng mạnh về nguồn huy động vốn là do mạng lưới Ngân hàng được mở

rộng, đặt tại các địa điểm thuận lợi giúp lượng khách hàng tìm đến tăng lên, từ đó thị trường được mở rộng, thị phần tăng trưởng nhanh chóng. Điều đó được thể hiện qua

bảng 2.1.

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy được những nguồn vốn huy động được từ nhiều hình thức khác nhau, chiếm tỷ trọng khác nhau trong cơ cấu nguồn vốn. Theo loại tiền thì tiền VND chiếm tỷ lệ cao hơn so với ngoại tệ và vàng. Thể hiện rõ nhất năm 2007

VND chiếm tới 76% tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ này có giảm qua 3 năm nhưng

vẫn duy trì ở mức trên 70% và số tiền huy động VND là những con số rất lớn: Năm

6

Khóa luận tốt nghiệp đại học

2007 hơn 502 tỷ, năm 2008 hơn 640 tỷ, tới năm 2009 lên tới gần 840.5 tỷ. Vàng và ngoại tệ chiếm tỷ trọng không cao và chênh lệch giữa hai tỷ trọng này không lớn.

Theo tiền gửi thì tiền gửi dân cư ở mức rất cao, năm 2009 lên gần 91%, đây là con số rất lớn. Trong tiền gửi từ dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, còn từ giấy tờ có

giá chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Sở dĩ có được những con số này do khi nền kinh tế tăng trưởng, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, họ nhận thấy được mặt tích cực từ việc gửi tiền tiết

kiệm tại ngân hàng là vừa an toàn lại vừa được tiền lãi. Nắm bắt cơ hội đó Sacombank

Huế đã cung cấp thêm các dịch vụ phù hợp, áp dụng nhiều chính sách lãi suất linh hoạt

nhằm đáp ứng nhu cầu cho người gửi tiền với mục đích giữ chân khách hàng cũ, và thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến với Chi nhánh. Ngoài nguồn vốn huy động từ

dân, Ngân hàng Sacombank Huế còn huy động từ các Tổ chức kinh tế. Mặc dù tỷ

trọng huy động vốn từ Tổ chức kinh doanh so với tổng nguồn vốn huy động là không cao mỗi năm (năm 2007 cao hơn so với 2008, 2009 nhưng tỷ trọng cũng chỉ 12%)

nhưng số tiền thì tăng qua các năm: năm 2007 trên 78 tỷ VND đồng, tới năm 2009 lên tới gần 102 tỷ VND đồng. Điều này chứng tỏ Ngân hàng Sacombank Huế không chỉ

quan tâm tới thu hút nguồn vốn từ người dân mà Sacombank Huế còn có chính sách, dịch vụ cung cấp cho tổ chức kinh tế.

Sự gia tăng về giá trị huy động vốn cho thấy Sacombank Huế không ngừng đẩy

nhanh tốc độ huy động vốn, nhất là vốn nhàn rỗi trong khu vực dân cư, Ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của đối tượng khách hàng là cá nhân thuộc tầng lớp dân cư. Do đó Ngân hàng đã mở các quỹ tiết kiệm ở nơi đông dân cư và thuận lợi. Điển hình Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế đã có tới 8 điểm giao dịch, đó là con số không phải là ít. Ngân hàng đã ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại (Phần

mềm quản lý hệ thống ngân hàng T24.R8) theo mô hình ngân hàng bán lẻ để rút ngắn

thời gian giao dịch cho khách hàng, quảng cáo các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ

Ngân hàng như: rút tiền qua máy ATM, thực hiện chi trả lương qua tài khoản Ngân

hàng, đồng thời bố trí đội ngũ giao dịch viên trẻ trung, năng động, được đào tạo về kỹ năng giao tiếp văn minh. Bên cạnh đó, uy tín của Ngân hàng Sacombank Huế cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng.

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.pdf (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)