Ảng 2.2: Tình hình cho vay vốn của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.pdf (Trang 33 - 36)

- Phòng Giao dịch

B ảng 2.2: Tình hình cho vay vốn của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Huế

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % DSCV 2.972.893 3.272.932 3.699.857 300.039 10,09 426.925 13,04 DSTN 2.549.202 2.752.840 3.052.916 203.638 7,99 300.076 10,90

Dư nợ 423.691 520.092 646.941 96.401 22,75 126.849 24,39

NQH 145 1.350 950 1.205 831,03 -400 -29,63

(Nguồn:Phòng Dịch vụ khách hàng - Sacombank Huế)

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng qua các năm, các thành phần

kinh tế đã mạnh dạn hơn trong việc vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, Chi nhánh cũng đã áp dụng các chính sách nhằm kích thích cũng như thúc đẩy hoạt động cho vay như: Áp dụng lãi suất linh hoạt, giảm các thủ tục không cần thiết nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn.

Năm 2007 doanh số cho vay của Ngân hàng đạt gần 2973 tỷ đồng, năm 2008

con số này là 3273 tỷ tức là tăng thêm hơn 300 tỷ so với 2007 tương đương 10,09%, và năm 2009 lên tới gần 3700 tỷ đồng, tăng 427 tỷ tương đương 13,04% so với năm

2008. DSCV tăng đáng kể ở các năm là do chính sách của Ngân hàng luôn quan tâm

đến việc đầu tư cho doanh nghiệp mới, dự án mới, đối tượng đầu tư mới để mở rộng

quan hệ tín dụng với các tổ chức kinh tế trên địa bàn, đồng thời tạo mối quan hệ tốt với

Khóa luận tốt nghiệp đại học

và xử lý nợ. Đặc biệt là năm 2009, nền kinh tế bắt đầu trở lại và phát triển mạnh thì việc đầu tư có quy mô và giá trị lớn.

Doanh số thu nợ của Chi nhánh luôn được đẩy mạnh, cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, thêm vào đó khách hàng có phương án sản

xuất kinh doanh hiệu quả và có ý thức trả nợ đúng hạn nên đã giảm số lượng nợ quá

hạn.

2.1.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế Huế

Xét về tổng thu nhập

Thu nhập của Sacombank Huế tăng qua ba năm với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước, năm 2008 tăng 21.884 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng 41,08%, năm 2009 tăng 20.502 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng 27,28%. Thu nhập tăng qua các năm là biến động tốt vì nó là tiền đề để tăng lợi nhuận cho Chi nhánh. Tuy nhiên, tốc độ tăng của năm 2009 đã giảm xuống so với tốc độ tăng của năm 2008. Đây

là một điểm Sacombank cần lưu ý, và nên tăng tốc hoạt động cho vay để thu về lợi

nhuận nhiều hơn.

Qua bảng 2.3 ta thấy, thu lãi cho vay là nguồn thu chính và chủ yếu, luôn chiếm

tỷ trọng khoảng gần 90% tổng thu nhập. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng là một

hoạt động mũi nhọn của Chi nhánh. Năm 2008 tăng 18.380 triệu đồng (38,24%) và

năm 2009 tăng 13.050 triệu đồng (19,64%).

Thu từ hoạt động dịch vụ là khoản mục có mức tăng trưởng cao qua 3 năm. Năm 2008 tăng 2.730 triệu đồng tương ứng 58,27%, và năm 2009 tăng 5.686 triệu đồng tương ứng 76,86%. Đây là một kết quả khả quan, chứng tỏ Ngân hàng đã ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ phù hợp, đáp ứng thỏa đáng nhu cầu khách hàng. Ngân hàng cần phát huy hoạt động này.

Bên cạnh đó, nguồn thu nhập bất thường và thu khác tại Chi nhánh tăng mạnh qua các

năm. Năm 2008, thu nhập bất thường tăng 195 triệu đồng tương ứng 354,55% và năm

2009 là 350 triệu đồng, tương ứng tăng 140%, khoản thu nhập này xuất phát phần lớn

Khóa luận tốt nghiệp đại học

nhân của sự biến động lớn này là do Ngân hàng đẩy mạnh hơn các hoạt động tư vấn tài chính, xử lý các loại tài sản đảm bảo cũng như thu hồi được các khoản nợ quá hạn.

Xét về chi phí

Nhìn chung chi phí của Sacombank Huế tăng qua ba năm. Năm 2008 chi phí

tăng mạnh 18.312 triệu đồng tương ứng 41,31%, tuy nhiên năm 2009 tốc độ tăng lại ít hơn năm 2008, tăng 9.000 triệu đồng tương ứng 14,37%. Xét trong mối tương quan

với tốc độ tăng thu nhập, đây là một tốc độ tăng nhịp nhàng, hợp lý, đảm bảo tăng lợi

nhuận dương cho Chi nhánh.

Nếu như trong tổng thu nhập của Sacombank Huế thu lãi cho vay chiếm tỷ

trọng cao nhất thì về mặt chi phí, phần chi phí dành cho hoạt động huy động vốn lại

chiếm tỷ trọng cao nhất lần lượt qua các năm: Năm 2007 là 54,48%, năm 2008 là

58,17% và năm 2009 là 56,73%. Sở dĩ chi phí huy động vốn năm 2008 cao nhất trong ba năm la do khủng hoảng kinh tế, lãi suất huy động trong năm biến động tăng không

ngừng và có thời điểm đạt gần 19%/năm. Năm 2009, chi phí này đã giảm hơn vì thị trường gần như bình ổn, có thể huy động được nhiều tiền gửi mà không cần tăng lãi suất.

Mặc dù năm 2008 Chi nhánh không tuyển dụng thêm lao động mới nhưng chi

phí nhân viên năm 2008 tăng 1.497 triệu đồng (30,85%), và năm 2009 tăng 1.804 triệu đồng tương ứng 28,41%. Chi phí cho nhân viên ở Sacombank luôn tăng vì Sacombank quan niêm rằng “tăng lương chính là tăng đầu tư”. Qua đây ta thấy Sacombank Huế đã có chế độ lương thưởng hấp dẫn, từ đó giúp nhân viên phát huy tốt năng lực của

bản thân.

Chi về tài sản năm 2009 không tăng, vẫn chỉ tiêu tốn 1.684 triệu đồng như năm

2008. Các khoản mục còn lại như chi về công tác kho quỹ, chi dự phòng bảo hiểm, chi

hoạt động quản lý và công cụ,…đều tăng qua ba năm nhưng với tốc độ không đáng kể.

Xét về lợi nhuận

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy lợi nhuận năm 2009 tăng mạnh, tăng gần 92% so

với năm 2008. Đây là một thành quả đáng tự hào của Sacombank, nhờ vào đường lối đúng đắn của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực hết mình của các cán bộ nhân viên Chi nhánh

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.pdf (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)