- Phòng Giao dịch
B ảng 2.4: Kháchhàng TTC Sacombank Huế
2.2.2.2. Doanh số thu nợ
Qua Biểu đồ ta thấy trong 3 năm doanh số cho vay và doanh số thu nợ gần tương đương nhau cho thấy khả năng cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng tương đối
tốt. Đây là mặt mạnh cần phát huy hơn nữa vì như thế sẽ ít gây biến động đến dư nợ
giúp Ngân hàng quản lý dư nợ tốt hơn. Việc thu hồi nợ đạt được kết quả khả quan như
trên là do một số nguyên nhân sau:
Số khách hàng truyền thống được duy trì tốt, có xu hướng vay lại nhiều, rất có uy tín
trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số
cho vay và doanh số thu nợ của Ngân hàng.
Trong vay TTC, chủ yếu là khách hàng vay buôn bán nhỏ bổ sung vốn kinh doanh.
Việc cho vay này thu nợ theo hình thức trả góp hằng ngày định kỳ với số tiền bằng
nhau. Cho nên các khoản trả này được cán bộ tín dụng theo dõi thường xuyên và đôn đốc trả nợ nhằm đảm bảo các khoản nợ gốc và lãi vay được trả đúng kỳ hạn.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 42,512 31,610 69,386 55,883 129,495 94,640 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
DSCVDSTN DSTN
Biểu đồ 2.7: Doanh số thu nợ TTC của Sacombank Huế7
Việc thu hồi nợ nhanh sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
được tiến hành thuận lợi, kịp thời bổ sung vốn vay để tái cho vay nhằm đẩy nhanh tốc độ sinh lời của đồng vốn huy động được. Chi nhánh đã nỗ lực đẩy mạnh công tác thu
hồi nợ, thường xuyên nhắc nhở cán bộ tín dụng chú trọng nhiều hơn đến món vay, yêu cầu cán bộ tín dụng nhắc nhở khách hàng chưa kịp thực hiện nghĩa vụ với bất cứ lý do
gì.
Chi nhánh thường xuyên kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay
để có kế hoạch thu hồi kịp thời các khoản nợ có vấn đề, nợ sử dụng sai mục đích.
Chính vì vậy, các khoản vay của Ngân hàng, đặc biệt cho vay TTC, được Ngân hàng thu hồi chiếm tỷ trọng cao. Việc đạt kết quả này đã tạo niềm tin, động lực thúc đẩy Chi nhánh thực hiện mở rộng hoạt động cho vay phục vụ khách hàng chu đáo.
7
Khóa luận tốt nghiệp đại học
2.2.2.3. Dư nợ
Bảng 2. 6: Dư nợ cho vay TTC của Sacombank Huế
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chỉ tiêu
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Dư nợ 423.691 100,00 520.092 100,00 646.941 100,00
Trong đó:Dư nợ TTC 9.194 2,17 9.310 1,79 10.560 1,63
( Nguồn : Phòng Dịch vụ khách hàng - Sacombank Huế) Qua bảng số liệu cho thấy, cùng với sự tăng lên của DSCV và DSTN thì dư nợ
TTC của Chi nhánh cũng có xu hướng tăng.
Năm 2007 dư nợ TTC là 9.194 triệu đồng, chiếm 2,17% tổng dư nợ của Chi nhánh, năm 2008 dư nợ là 9.310 triệu đồng, tăng 116 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 dư nợ tiếp tục tăng với 10.560 triệu đồng. Điều này cho thấy quy mô vốn của sản
phẩm đã tăng nhanh. Có được kêt quả trên là nhờ Ngân hàng đã mở rộng lưới kinh
doanh đến các chợ, tăng cường tiếp thị sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng về sự
tiện lợi của sản phẩm.
Trước đây, định hướng của Ngân hàng thường tập trung vào các doanh nghiệp,
ít chú trọng đến các tiểu thương kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng trong những năm gần đây,
Ngân hàng đã có sự quan tâm thích đáng đối với mảng thị trường còn đang bỏ ngỏ này. Điều này thể hiện qua dư nợ của khách hàng tăng. Đây là một kết quả đáng mừng
cho Ngân hàng.
Có được kết quả trên là do:
- Hệ thống văn bản pháp luật quy định về sản phẩm được đưa ra rõ ràng, nhân viên tín dụng áp dụng một cách linh hoạt, triệt để;
- Phối hợp với Ban quản lý chợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cho vay của
Ngân hàng;
- Khách hàng truyền thống sử dụng sản phẩm ngày càng tăng, việc dư nợ để giữ
Khóa luận tốt nghiệp đại học 9,194 9,310 10,560 8,500 9,000 9,500 10,000 10,500 11,000 Triệu đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm
Dư nợ TTC
Biểu đồ 2.8: Dư nợ cho vay TTC của Sacombank Huế