8. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Mục tiêu giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh các
các trƣờng PT dân tộc nội trú
1.3.1. Mục tiêu giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh các trường PT dân tộc nội trú dân tộc nội trú
Giáo dục GTDSVH cho học sinh PTDTNT nhằm giúp học sinh nhận thức đƣợc các giá trị của DSVH dân tộc trên đất nƣớc và của địa phƣơng, qua đó giáo dục lòng tự hào dân tộc, địa phƣơng, ý thức, thái độ và hành vi bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, di sản văn hóa của dân tộc, của địa phƣơng, của dân tộc.
Giáo dục học sinh hiểu đƣợc một số đặc điểm cơ bản của nền văn hóa dân tộc và quan niệm cho rằng nền văn hóa dân tộc là một bộ phận của nền văn minh nhân loại; quyền và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Phát triển kỹ năng thu nhận thông tin, kỹ năng nghiên cứu, biểu đạt và trình bày các vấn đề văn hóa xã hội của gia đình, địa phƣơng và đất nƣớc trong các giờ học có nội dung giáo dục giá trị di sản văn hoá.
Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng nền văn hóa, lịch sử của dân tộc mình; có thái độ tôn trọng tất cả các dân tộc và các nền văn hóa của họ.
Giáo dục học sinh có những hiểu biết về những giá trị của các di sản, giáo dục các ý thức gìn giữ, bảo vệ, phát huy những di sản văn hóa có giá trị tích cực, truyền thống về với cội nguồn lịch sử của dân tộc thông qua các hình thức dạy học, qua trải nghiệm thực tế. Từ đó giáo dục toàn diện học sinh.
Triển khai có hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng.Đáp ứng sự phát triển toàn diện cho mô hình trƣờng chuyên biệt với 100% học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số vùng sâu, xa của tỉnh.
Bồi dƣỡng nhân cách ngƣời học: Yêu quê hƣơng đất nƣớc, yêu con ngƣời, yêu phong tục tập quán. Thấy đƣợc những di sản văn hóa là nét đẹp riêng của đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam. Thấy đƣợc trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa. Nhận thức đƣợc tƣ tƣởng của Đảng và nhà nƣớc: "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển".
1.3.2. Nội dung giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh các trường PT dân tộc nội trú
1.3.2.1. Giáo dục nhận thức về DSVHDT
Giúp học sinh hiểu một số thông tin về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phƣơng, đất nƣớc (qua Luật Di sản văn hóa Việt Nam, môn Lịch sử, môn Địa lý, trên sách báo, tạp chí, tìm hiểu một số điều trong Công ƣớc Liên Hợp Quốc về
quyền trẻ em) có liên quan đến sự tham gia của học sinh vào việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa và truyền thống văn hóa của địa phƣơng và đất nƣớc nhƣ:
Điều 30 trong Công ƣớc Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã viết "Ở những quốc gia có tồn tại những nhóm thiểu số về chủng tộc, tôn giáo hay ngôn ngữ, hoặc có những người gốc bản địa, hoặc là người bản địa, những trẻ em thuộc một nhóm thiểu số như thế hoặc là người bản địa, sẽ không bị khước từ quyền cùng với những thành viên khác trong cộng đồng của mình, được hưởng nền văn hóa của mình, được tuyên bố và được theo tôn giáo của mình và sử dụng tiếng nói của mình"[1, tr.30].
1.3.2.2. Giáo dục thái độ đối với GTDSVHDT
Giáo dục học sinh sự tôn trọng và giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc, giáo dục lòng yêu nƣớc, tự cƣờng dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vƣơn lên đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Giáo dục học sinh truyền thống hiếu học, có ý thức thƣờng xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực, có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, thực hiện tốt nội quy của nhà trƣờng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái. Lao động chăm chỉ, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Giáo dục việc giữ gìn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
1.3.2.3. Giáo dục hành vi tích cực trong bảo tồn GTDSVHDT
Giáo dục cho học sinh một số kĩ năng cần thiết nhƣ: Nghe, nói, đọc, viết qua việc dạy học di sản văn hóa. Bên cạnh đó, di sản văn hóa cũng là phƣơng tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kỹ năng học tập nhƣ kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu đƣợc trong quá trình tiếp cận với di sản; kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn đã học để giải thích những hiện tƣợng, sự vật có trong các di sản văn hóa.
Giáo dục các hành vi văn hóa trong giữ gìn, bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc Giáo dục hành vi giữ gìn các DSVHDT nơi công cộng, bảo tàng dân tộc,… Đối với giáo viên khi dạy các di sản văn hóa, dù là vật thật hay qua phim, ảnh, tranh vẽ,… đƣợc sử dụng trong bài giảng, đều góp phần nâng cao tính trực quan, giúp
khả năng tiếp cận với đối tƣợng, hiện tƣợng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản. Qua việc dạy di sản văn hóa sẽ hiểu đƣợc nhu cầu, tâm sinh lý của học sinh dân tộc để từ đó nâng cao chất lƣợng dạy học, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở các trƣờng phổ thông hiện nay nói chung và của trƣờng PT dân tộc nội trú nói riêng.
1.3.3. Nguyên tắc và phương pháp, hình thức giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh các trường PT dân tộc nội trú
1.3.3.1. Nguyên tắc giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PT dân tộc nội trú
Đảm bảo mục tiêu của chƣơng trình giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục di sản theo yêu cầu của Bộ giáo dục & Đào tạo.
Đảm bảo đƣợc tính hiệu quả, thiết thực khi thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh phải xác định đƣợc nội dung cơ bản và thực hiện các bƣớc chuẩn bị chu đáo khi tiến hành dạy học tại địa điểm có di sản hoặc dạy học trên lớp khi có sử dụng hình ảnh có di sản.
Đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch của năm học, kế hoạch dạy học di sản, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, kế hoạch tài chính của nhà trƣờng khi tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục giá trị di sản cho học sinh.
Đảm bảo nguyên tắc kết hợp giữa nhà trƣờng với ngành văn hóa, thể thao và du lịch khi tiến hành dạy học các môn học với các di sản ở địa phƣơng phù hợp với điều kiện của tổ chức dạy học di sản văn hóa cho HS ở trƣờng PT dân tộc nội trú.
1.3.3.2. Phương pháp giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PT dân tộc nội trú
i. Phương pháp giáo dục bằng trực quan
Giáo viên sử dụng các hình ảnh, tƣ liệu trong bảo tàng hoặc trong thƣ viện, bảo tàng ảo để giáo dục GTDSVH cho học sinh, thông qua những hình ảnh có thật hoặc hình ảnh đƣợc sao chụp lại khích lệ lòng tự hào dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc và thái độ tích cực đối với việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh.
ii. Phương pháp dự án
Giáo viên thiết kế các dự án giáo dục trải nghiệm để học sinh tự tìm hiểu các giá trị di sản văn hóa của đất nƣớc, của địa phƣơng từ đó giúp học sinh có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp trong việc bảo tồn phát huy các giá trị DSVHDT.
iii. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Giáo viên sử dụng các tình huống, trƣờng hợp điển hình về giá trị di sản văn hóa dân tộc để phân tích, giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế qua hoạt động đó giáo dục ý thức tự tôn dân tộc và thái độ tích cực đối với việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh.
iv. Phương pháp làm việc nhóm và sử dụng kĩ thuật phòng tranh
Giáo viên tổ chức cho học sinh sƣu tầm các tranh ảnh về GTDSVH dân tộc, sau đó tổ chức trƣng bày và thuyết minh theo nhóm về các GTDSVH dân tộc mà học sinh đã sƣu tầm đƣợc.
v. Phương pháp thuyết trình, đàm thoại
Giáo viên trực tiếp thuyết trình, đàm thoại với học sinh về các chủ đề giáo dục GTDSVH dân tộc, phân tích các giá trị của DSVHDT, ý nghĩa của việc bảo tồn phát huy các GTDSVH dân tộc, cách thức giữ gìn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, những việc cần làm của học sinh để giữ gìn phát huy các GTDSVH dân tộc. vi. Phương pháp tổ chức hoạt động theo chủ đề: là phƣơng pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục soạn thảo những chủ đề phù hợp với các nhiệm vụ và nội dung giáo dục có tác dụng thu hút đông đảo học sinh tham gia, qua đó các em có điều kiện rèn luyện và thể hiện năng lực tự tổ chức hoạt động, tự giáo dục và rèn luyện phẩm chất, hành vi, thói quen, đặc biệt là những kinh nghiệm ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp trong cuộc sống phù hợp với yêu cầu và các chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định.
vii Phương pháp rèn luyện
Rèn luyện là phƣơng pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục tổ chức các loại hình hoạt động đa dạng theo những nội dung giáo dục nhất định nhằm tạo điều kiện, tạo môi trƣờng để học sinh tự thể nghiệm ý thức, tình cảm của mình về các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thẩm mĩ… trong các tình huống cụ thể, đa dạng các thực tiễn cuộc sống.
viii. Phương pháp luyện tập
Luyện tập là phƣơng pháp nhằm củng cố, ổn định bền vững những hành vi, thói quen đã đƣợc hình thành và rèn luyện trong thực tiễn hoạt động giáo dục. Đó là quá trình tổ chức ôn luyện một cách có hệ thống, đều đặn, có kế hoạch các hành
động, các thói quen ứng xử, biến nó thành những thuộc tính của nhân cách, thành những nhu cầu không thể thiếu trong nếp sống hàng ngày của mỗi cá nhân.
1.3.3.3. Hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh i. Lồng ghép giáo dục GTDSVH trong chương trình dạy học
Sử dụng dạy học tích hợp để giáo dục GTDSVH cho học sinh thông qua các môn học chiếm ƣu thế hay các chủ đề liên môn, thông qua hình thức dạy học giúp học sinh có nhận biết về DSVH, giá trị của DSVH.
Chúng ta phải lồng ghép những chuyên đề về truyền thống văn hóa dân tộc vào chƣơng trình giáo dục, rèn luyện đạo đức, tƣ duy, lối sống và bản lĩnh cho học sinh. Để các em vào đời với đầy đủ hành trang của ngƣời công dân tốt, thông minh, cần cù, sáng tạo, có tính kỷ luật cao mang dáng dấp, tinh hoa của ngƣời Việt Nam và sẵn sàng đi lên phía trƣớc vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, cũng nhƣ tạo đầy đủ các tiên đề tốt nhất để mọi ngƣời, mọi lứa tuổi tham gia nghiên cứu, rèn luyện đạo đức và học tập suốt đời
Giáo dục học sinh lòng yêu đồng bào, lòng yêu đất nƣớc, lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sƣ trọng đạo. Giáo dục học sinh việc duy trì và bảo vệ văn hóa bản địa - văn hóa làng xã.
Với nhiệm vụ của trƣờng chuyên biệt hệ thống các trƣờng PTDTNT phải tổ chức thực hiện dạy học giáo dục giá trị di sản văn hoá theo hình thức nhƣ: khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học ở trên lớp, tiến hành bài học tại nơi có di sản, bài học tại thực địa, tổ chức tham quan học tập tại nơi có di sản, tổ chức tham quan ngoại khóa - trải nghiệm di sản, sử dụng di sản để tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác, dạy học theo dự án, hình thức tích hợp theo chủ đề và liên môn.
Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học tác động lớn đến tƣ tƣởng tình cảm của học sinh. Khi đƣợc tìm hiểu, tiếp cận và trải nghiệm thực tế, các em sẽ đƣợc nâng cao hiểu biết với những di tích đồng thời có thái độ và hành vi đúng đắn có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy những di sản, nét đẹp văn hóa của quê hƣơng. Việc sử dụng di sản trong dạy học góp phần đẩy mạnh hoạt động nhận thức, kích thích hứng thú, giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, thúc đẩy tính sáng tạo trong quá trình học tập và cuộc sống. Chủ động, sáng tạo trong thực hành, hoạt
động thực tiễn và trong các hoạt động xã hội, học sinh có cơ hội đƣợc vận dụng kiến thức đã học trong nhà trƣờng vào cuộc sống thực tế. Đƣợc rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, hoạt động xã hội, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và các phƣơng tiện kĩ thuật mới. Học sinh biết thiết kế và tổ chức học theo dự án. Học sinh có điều kiện nâng cao hiểu biết, vận dụng kiến thức của một số môn học Hoạt động ngoài giờ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, tiếng Anh, Âm nhạc, Điện ảnh, Vật lý, kiến thức xã hội nhân văn vào thực tiễn đời sống.
ii. Tổ chức hoạt động ngoại khóa theo môn học gắn với những môn học có ưu thế.
Đặc trƣng của hoạt động ngoại khóa là sự liên kết, kết hợp chặt chẽ về mục tiêu, nội dung với các bài học chính khóa trên lớp. Với các hình thức thể hiện nhƣ thảo luận, diễn đàn, nói chuyện chuyên đề; sƣu tầm tài liệu, tƣ liệu...
iii. Tổ chức HĐGDNGLL theo chương trình của Bộ GD&ĐT
Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề từng tháng đặc biệt là các chủ đề của tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, tháng 5 là những chủ đề chiếm ƣu thế trong tích hợp nội dung giáo dục giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
iv. Thông qua các loại hình hoạt động lao động: Chăm sóc di tích lịch sử, sưu tầm bảo tồn các giá trị văn hóa trong đời sống cộng đồng,…
v. Thông qua hoạt động chính trị xã hội, kỷ niệm những ngày lễ lớn (20/11, 22/12...).
vi.Thông qua hoạt động theo chủ đề những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc và của địa phương, với các hình thức như: câu lạc bộ, giao lƣu, tọa đàm, hội thi, tham quan, tổ chức trò chơi, kể chuyện... Tổ chức giáo dục học sinh tìm hiểu các di tích lịch sử, di tích cách mạng, giáo dục truyền thống "uống nƣớc nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.
vii. Tổ chức các hoạt động tập thể như sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần…
- Giáo dục GTVH thông qua thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực", cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức