Nguyên tắc đảm bảo tính vùng miền

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 68)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vùng miền

Ngƣời quản lý giáo dục phải xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức trong hệ thống giáo dục và trên địa bàn. Hiểu rõ cơ chế phối hợp và biết xây dựng cơ chế phối hợp hợp lý, có hiệu quả. Nắm vững tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng trong triển khai các biện pháp, đồng thời khắc phục

những hạn chế vùng miền trong thực hiện chủ trƣơng, nhiệm vụ của nhà trƣờng. Các biện pháp quản lý giáo dục GTDSVH cho học sinh phải bám sát thực tiễn về di sản văn hóa của đất nƣớc, của địa phƣơng. Có nhƣ vậy mới đảm bảo tính vùng miền và mang lại hiệu quả trong quản lý hoạt động giáo dục di sản văn hóa dân tộc cho HS, tạo ra sự phát triển của trƣờng PTDTNT- THPT tỉnh nói riêng và sự phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh Tuyên Quang nói chung.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đối tượng

Nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp hình thức tổ chức giáo dục GTDSVH cho học sinh phải phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh DTNT, phù hợp với đặc trƣng tâm lý học sinh vùng miền. Các biện pháp quản lý phải phù hợp với những yêu cầu trên đã nêu mới có hiệu quả.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống

Muốn đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, ngƣời phải nắm bắt tình hình một cách bao quát, toàn diện, phải biết phân tích và nắm bắt tình thế của nhà trƣờng mà tìm ra các khâu yếu, các vấn đề then chốt để tập trung giải quyết có hiệu quả, từ đó có biện pháp quản lý hoạt động dạy và học phù hợp. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với mục tiêu, chƣơng trình, điều kiện hoạt động GD của nhà trƣờng, đánh giá đƣợc về khả năng sƣ phạm của GV và đánh giá đƣợc về các mặt Đức, trí, thể, mỹ của học sinh khi thực hiện hoạt động GD giá trị di sản văn hóa cho HS. Các biện pháp đề xuất quản lý giáo dục GTDSVH cho học sinh phải đảm bảo tính đồng bộ, tính toàn diện cả về giáo dục nhận thức, thái độ và hành vi cho học sinh.

3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang

i. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.

Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho các tổ trƣởng chuyên môn, nhóm trƣởng các môn, giáo viên, Ban thƣờng vụ Đoàn thanh niên về hoạt động quản

lý giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.

Nâng cao nhận thức cho học sinh về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.

ii. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Ban Giám hiệu nhà trƣờng tiến hành đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về sự cần thiết phải tăng cƣờng giáo dục GTDSVH cho học sinh.

- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa của giáo dục GTDSVH cho học sinh:

+ Giáo dục GTDSVH cho học sinh TPTDTNT là thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh.

+ Giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT có vị trí, vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách học sinh một cách toàn diện đảm bảo tính công bằng, tính dân tộc trong giáo dục.

+ Giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT là con đƣờng hiệu quả để giữ gìn và phát huy các GTDSVH của dân tộc trong thời kỳ hội nhập.

- Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT, bao gồm:

+ Nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT. + Nguyên tắc giáo dục GTDSVH cho học sinh nói chung và giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT nói riêng.

+ Nội dung, phƣơng pháp giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT, sử dụng các giá trị di sản trong giáo dục học sinh DTNT.

+ Các hình thức, con đƣờng, phƣơng pháp tổ chức giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT.

+ Đánh giá kết quả giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT.

- Nâng cao nhận thức về quản lý giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT, bao gồm:

+ Vai trò của ngƣời hiệu trƣởng trong quản lý giáo dục GTDSVH cho học sinh học sinh DTNT.

+ Vai trò của phó hiệu trƣởng trong quản lý giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT. + Vai trò của trƣởng bộ môn trong quản lý giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT. + Vai trò của giáo viên, học sinh trong quản lý giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT.

+ Vai trò của các tổ chức, cá nhân liên đới trong quản lý giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT.

Căn cứ vào chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Trƣờng PTDTNT biên soạn tài liệu bồi dƣỡng nâng cao nhận thức về ý nghĩa của giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT, nội dung, cách thức, con đƣờng, hình thức tiến hành, các kết quả cần đạt đƣợc, vai trò trách nhiệm của từng lực lƣợng tham gia trong quá trình giáo dục.

Tổ chức các lớp bồi dƣỡng, khóa tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV với những hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện của Sở GD&ĐT, các trƣờng PTDTNT:

+ Sở GD&ĐT tổ chức bồi dƣỡng cho CBQL các đơn vị trực thuộc.

+ Nhà trƣờng tổ chức bồi dƣỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, nghiên cứu bài học, tổ chức các hoạt động bổ trợ.

Đánh giá kết quả bồi dƣỡng để nắm bắt đƣợc mức độ nhận thức của CBQL, GV về vấn đề giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT.

Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức và quản lý giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT.

Đăng lên website của Trƣờng những văn bản tài liệu liên quan đến vấn đề giáo dục, quản lý giáo dục GTDSVH cho học sinh học sinh DTNT để mọi CBQL, GV có thể nghiên cứu, nâng cao ý thức tự bồi dƣỡng của CBQL, GV.

iii. Điều kiện thực hiện

CBQL nhà trƣờng nắm nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục GTDSVH cho học sinh, các điều kiện để triển khai, các lực lƣợng liên đới, các nguyên tắc cần quán triệt trong tổ chức thực hiện.

GV có nhu cầu đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức về giáo dục GTDSVH cho học sinh DTNT.

Sở GD&ĐT cần có văn bản chỉ đạo các nhà trƣờng xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dƣỡng nâng cao nhận thức về tổ chức HĐGD, quản lý HĐGD GTDSVH cho học sinh nói chung và học sinh DTNT nói riêng.

Tổ trƣởng chuyên môn tập hợp đầy đủ các văn bản liên quan đến việc chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh đƣa vào kế hoạch.

HS phải ý thức đƣợc về trách nhiệm của bản thân mình, làm tròn bổn phận của ngƣời HS trong quá trình học tập tại trƣờng. Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo, của Sở GD&ĐT, của nhà trƣờng. Nắm vững quy chế về công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh DT nội trú để xây dựng nhà trƣờng trở thành môi trƣờng lành mạnh, thân thiện, tích cực.

3.2.2. Chỉ đạo thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang

i. Mục tiêu của biện pháp:

Hiệu trƣởng thực hiện tốt về công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang. Khai thác có hiệu quả các di sản văn hóa dân tộc đã sử dụng để nâng cao nhận thức, giáo dục thái độ và hành vi thực hiện để duy trì bảo tồn các giá trị di sản văn hóa cho học sinh DTNT.

ii. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của nhà trƣờng để chỉ đạo về thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, tổ chức thực hiện việc sử dụng di sản trong dạy học đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, luôn đổi mới hình thức, phƣơng pháp thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học, tạo điều kiện để học sinh, học tập và rèn luyện tốt. Thƣờng xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV thực hiện công tác giảng dạy.

Vào đầu năm học hàng năm Hiệu trƣởng ban hành văn bản chỉ đạo cho các tổ trƣởng chuyên môn, nhóm trƣởng các môn, giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch cụ thể về thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trong năm học.

Căn cứ vào chƣơng trình, nội dung giảng dạy, hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn hƣớng dẫn giáo viên chú trọng thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong

dạy học lồng ghép trong các bộ môn, các hoạt động của nhà trƣờng. Tập trung vào các giá trị nhƣ: yêu nƣớc, đoàn kết cộng đồng, ý chí độc lập tự cƣờng, nhân ái khoan dung, cần cù sáng tạo, anh hùng, dũng cảm,... đƣợc bao chứa trong nhiều môn học. Ngoài các môn học nhƣ: Lịch sử, Văn học, Địa lý, Giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp...

Trong chƣơng trình và kế hoạch dạy học ở một số môn học khác và các hoạt động chung của nhà trƣờng, Đoàn trƣờng tổ chức nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn... cũng phải lồng ghép nội dung sử dụng di sản nhằm bồi dƣỡng tinh thần yêu quê hƣơng đất nƣớc, lòng tự hào dân tộc cho học sinh.

Căn cứ vào các giá trị di sản văn hóa của quốc gia, của địa phƣơng Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn hƣớng dẫn giáo viên sử dụng các giá trị di sản vật chất, phi vật chất trong dạy học, giáo dục, các hoạt động ngoại khóa để giáo dục GTDSVH cho học sinh thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Khuyến khích giáo viên thiết kế bài giảng tích hợp thể hiện sự sáng tạo trong giáo dục GTDSVH cho học sinh, tăng cƣờng tính tự chủ, tự giáo dục của học sinh trong tiếp nhận các giá trị di sản văn hóa, sáng tạo trong phát triển các GTDSVH của đất nƣớc, của địa phƣơng.

Nhà trƣờng cải tiến khâu đánh giá kết quả học tập của học sinh nhƣ: kết hợp thi trắc nghiệm khách quan với thi tự luận; tăng cƣờng thi vấn đáp trực tiếp; khuyến khích viết bài thu hoạch, thi viết bài tìm hiểu về di sản văn hóa tại địa phƣơng trong các đợt thi đua của nhà trƣờng..Sau mỗi kỳ thi, nhà trƣờng có cơ chế khen thƣởng, tuyên dƣơng những học sinh, tập thể lớp có thành tích cao trong học tập, rèn luyện và các cuộc thi. Việc làm này sẽ khuyến khích tinh thần học tập, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập và qua mỗi kì thi.

iii. Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Để thực hiện tốt việc sử dụng di sản trong dạy học, nhà trƣờng chỉ đạo, phối hợp của tổ chức Đoàn Thanh niên thƣờng xuyên chăm lo lợi ích cho thanh niên, học sinh, tăng cƣờng giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tạo môi trƣờng, hỗ trợ, đồng hành cùng học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt, định hƣớng để đa số thanh niên học sinh có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh; có ý thức học tập và kiến thức tốt… Bên

cạnh đó phát huy sức mạnh của các lực lƣợng xã hội và các nguồn lực trong công tác giáo dục, định hƣớng giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh.

Nhà trƣờng phối hợp với gia đình học sinh trong việc quan tâm đến giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua truyền thống văn hoá của gia đình, dòng họ. Bởi lẽ, sự hình thành những giá trị văn hoá của nhân cách con ngƣời phải bắt đầu từ tuổi ấu thơ đến lúc trƣởng thành. Chính từ những nét đẹp của môi trƣờng văn hoá gia đình đã hình thành những tình cảm yêu thƣơng trong quan hệ gia đình. Bên cạnh việc giáo dục truyền thống văn hoá trong gia đình cho thế hệ trẻ, các gia đình cũng đã quan tâm đến giáo dục truyền thống dân tộc cho con cái mình qua phƣơng tiện nghe nhìn nhƣ: các băng nhạc, băng hình, sinh nhật… góp phần quan trọng tác động đến tình cảm, tƣ tƣởng nhằm hình thành và phát triển lối sống lành mạnh, lối sống đẹp cho thế hệ trẻ. Các gia đình đều mong muốn con em mình phát triển toàn diện về mọi mặt, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi và sẽ trở thành những ngƣời có ích cho xã hội mai sau.

3.2.3. Tăng cường chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phương để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang

i. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phƣơng để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang, giúp học sinh nhận thức đƣợc từng loại hình DSVHDT, giá trị của từng loại hình đó, con đƣờng và cách thức bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc.

ii. Nội dung và cách thực hiện

Để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang, ngoài những hình thức, phƣơng pháp giảng dạy trên lớp nhà trƣờng phải tăng cƣờng chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phƣơng. Trải nghiệm di sản có một vị trí quan trọng trong dạy học ở trƣờng phổ thông, việc tổ chức hoạt động này phải theo chƣơng trình, kế hoạch đƣợc xây dựng từ đầu năm học có phê duyệt của Hiệu trƣởng. Những dấu vết, hiện vật tại di sản không chỉ có tác dụng cụ thể hóa kiến thức môn học, mà còn để lại một ấn tƣợng mạnh mẽ, nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng quan sát, tƣ duy của học sinh. Hình thức này có thể áp dụng từ bậc tiểu

học đến THPT, song việc tiến hành trải nghiệm di sản đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian chuẩn bị và tiến hành, GV rất ngại tổ chức, do vậy Hiệu trƣởng phải tăng cƣờng chỉ đạo hoạt động này để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, yêu cầu khi tiến hành phải xác định rõ mục đích, chủ đề buổi tham quan, tránh làm việc có tính chất hình

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)