Huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân

cho học sinh trường PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang

i. Mục tiêu của biện pháp

Để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh Hiệu trƣởng biết cách tạo ra nguồn lực từ nội lực của trƣờng và huy động các nguồn lực hợp pháp từ bên ngoài nhà trƣờng, đảm bảo mọi chi phí chính đáng của nhà trƣờng, đồng thời có chiến lƣợc khai thác tất cả các nguồn lực đảm bảo cho trƣờng phát triển ổn định, bền vững nhằm tăng cƣờng tổ chức hoạt động giáo dục GTDSVH cho học sinh một cách hiệu quả, thiết thực.

ii. Nội dung và cách thực hiện

Huy động nguồn lực từ nội tại bên trong của nhà trường:

Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục, về trách nhiệm huy động nguồn lực cho mỗi thành viên của nhà trƣờng để thực hiện hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh.Việc huy động đƣợc quán triệt tới từng thành viên, tạo ra sự đồng thuận và cùng phối hợp trong nhà trƣờng. Nâng cao vai trò của chủ thể quản lý trong công tác huy động các nguồn lực. Xây dựng chiến lƣợc huy động nguồn lực nhƣ một bộ phận của chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng, chiến lƣợc này sẽ là kim chỉ nam cho mọi kế hoạch hoạt động trong nhiều năm, tạo sự chủ động và nâng cao nhận thức cho các bộ phận và cá nhân trong trƣờng.

Tập hợp các nhân tố bên trong tạo nên hoạt động của trƣờng, tổ chuyên môn, giáo viên, các tổ chức bên trong nhƣ Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội CMHS… Với các nhân tố bên trong có thể kiểm soát đƣợc và có thể chủ động tạo ra hoặc thay đổi theo hƣớng có lợi cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục GTDSVH của nhà trƣờng.

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực: Sắp xếp, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ nhân lực với hệ thống tổ chức thông tin khoa học.Tiết kiệm các khoản chi về

dịch vụ công cộng nhƣ (Điện, nƣớc, điện thoại, tiếp khách…); vật tƣ văn phòng nhƣ (văn phòng phẩm…) Chi phí hội họp (cắt giảm các cuộc họp, Hội nghị không cần thiết); tránh lãng phí trong chi phí thuê mƣớn nhƣ: Hiệu trƣởng huy động toàn thể CBVC và cùng tham gia lao động vào các công việc cần thiết của nhà trƣờng để không phải mất tiền thuê nhân công, huy động GV dạy học về di sản miễn phí cho HS (nếu bài học đó cần đến kinh phí).

Quản lý các nguồn lực công khai, minh bạch nhƣ: về tài chính, hằng năm nhà trƣờng đều xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thông báo rộng rãi đến toàn thể viên chức, thông qua cuộc họp lấy ý kiến dân chủ bàn bạc, thống nhất biểu quyết mới đƣa vào thực hiện; hàng kỳ công khai, minh bạch trƣớc tập thể CBVC trong nhà trƣờng, có sự kiểm tra, giám sát của Công đoàn và Ban Thanh tra nhân dân về các khoản tài chính chi cho hoạt động giáo dục GTDSVH cho học sinh. Các loại quỹ huy động từ cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp đều công khai trƣớc các cuộc họp CMHS toàn trƣờng; mọi chủ trƣơng đều công khai đến toàn thể giáo viên chủ nhiệm, mọi thành viên trong nhà trƣờng đƣợc biết, đƣợc bàn bạc, đƣợc làm... nhằm quy tụ sức mạnh tổng hợp của tập thể. Đây là yếu tố quan trọng để các nhà tài trợ, các đối tác, các bậc CMHS tin tƣởng khi họ tham gia đóng góp cho hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Sự minh bạch còn góp phần củng cố sự đoàn kết trong nhà trƣờng, làm cho mọi ngƣời cùng tham gia tích cực vào công tác huy động nguồn lực.

Mở rộng hoạt động cho các Đoàn thể trong nhà trƣờng: Ban đại diện CMHS thƣờng xuyên quan tâm chăm lo về CSVC, tinh thần cho thầy và trò đẩy mạnh phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" đặc biệt hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho HS.

Huy động nguồn lực từ bên ngoài nhà trường:

Tăng cƣờng mối quan hệ, tham gia các hoạt động với các bên liên quan: chính quyền địa phƣơng (UBND Phƣờng nơi trƣờng đóng, các doanh nghiệp trên địa bàn, cha mẹ học sinh, các tổ chức trong cộng đồng…) để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục GTDSVH cho học sinh trong trƣờng.

Kết nghĩa với các trƣờng trên địa bàn; Chi đoàn địa phƣơng, Tổ dân phố để tạo đƣợc bầu không khí làm việc vui tƣơi, lành mạnh chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục GTDSVH cho học sinh một cách có hiệu quả.

Huy động các nguồn lực của địa phƣơng để tổ chức các hoạt động lễ hội cho học sinh tham gia, hay tổ chức cho học sinh chăm sóc các di tích lịch sử, bảo vệ danh lam thắng cảnh của địa phƣơng.

Tận dụng sự hỗ trợ của các cơ quan văn hóa trên địa bàn để đa dạng hóa các hình thức giáo dục GTDSVH cho học sinh.

iii. Điều kiện thực hiện

Cần có sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành trong thực hiện chiến lƣợc xã hội hóa giáo dục. Các cấp, các ngành phải xác định rõ công tác xã hội hóa giáo dục không phải là của riêng ngành giáo dục.

Chính quyền địa phƣơng cần quan tâm đến giáo dục nhà trƣờng nói chung và giáo dục GTDSVH nói riêng.

Nhà trƣờng cần nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của việc phối hợp các lực lƣợng, vai trò của kinh phí, trang thiết bị trong tổ chức các HĐGD GTDSVH cho học sinh, từ đó mới xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)