8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Chỉ đạo thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để
trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang
i. Mục tiêu của biện pháp:
Hiệu trƣởng thực hiện tốt về công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang. Khai thác có hiệu quả các di sản văn hóa dân tộc đã sử dụng để nâng cao nhận thức, giáo dục thái độ và hành vi thực hiện để duy trì bảo tồn các giá trị di sản văn hóa cho học sinh DTNT.
ii. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trƣởng phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của nhà trƣờng để chỉ đạo về thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, tổ chức thực hiện việc sử dụng di sản trong dạy học đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, luôn đổi mới hình thức, phƣơng pháp thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học, tạo điều kiện để học sinh, học tập và rèn luyện tốt. Thƣờng xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV thực hiện công tác giảng dạy.
Vào đầu năm học hàng năm Hiệu trƣởng ban hành văn bản chỉ đạo cho các tổ trƣởng chuyên môn, nhóm trƣởng các môn, giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch cụ thể về thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trong năm học.
Căn cứ vào chƣơng trình, nội dung giảng dạy, hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn hƣớng dẫn giáo viên chú trọng thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong
dạy học lồng ghép trong các bộ môn, các hoạt động của nhà trƣờng. Tập trung vào các giá trị nhƣ: yêu nƣớc, đoàn kết cộng đồng, ý chí độc lập tự cƣờng, nhân ái khoan dung, cần cù sáng tạo, anh hùng, dũng cảm,... đƣợc bao chứa trong nhiều môn học. Ngoài các môn học nhƣ: Lịch sử, Văn học, Địa lý, Giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp...
Trong chƣơng trình và kế hoạch dạy học ở một số môn học khác và các hoạt động chung của nhà trƣờng, Đoàn trƣờng tổ chức nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn... cũng phải lồng ghép nội dung sử dụng di sản nhằm bồi dƣỡng tinh thần yêu quê hƣơng đất nƣớc, lòng tự hào dân tộc cho học sinh.
Căn cứ vào các giá trị di sản văn hóa của quốc gia, của địa phƣơng Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn hƣớng dẫn giáo viên sử dụng các giá trị di sản vật chất, phi vật chất trong dạy học, giáo dục, các hoạt động ngoại khóa để giáo dục GTDSVH cho học sinh thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Khuyến khích giáo viên thiết kế bài giảng tích hợp thể hiện sự sáng tạo trong giáo dục GTDSVH cho học sinh, tăng cƣờng tính tự chủ, tự giáo dục của học sinh trong tiếp nhận các giá trị di sản văn hóa, sáng tạo trong phát triển các GTDSVH của đất nƣớc, của địa phƣơng.
Nhà trƣờng cải tiến khâu đánh giá kết quả học tập của học sinh nhƣ: kết hợp thi trắc nghiệm khách quan với thi tự luận; tăng cƣờng thi vấn đáp trực tiếp; khuyến khích viết bài thu hoạch, thi viết bài tìm hiểu về di sản văn hóa tại địa phƣơng trong các đợt thi đua của nhà trƣờng..Sau mỗi kỳ thi, nhà trƣờng có cơ chế khen thƣởng, tuyên dƣơng những học sinh, tập thể lớp có thành tích cao trong học tập, rèn luyện và các cuộc thi. Việc làm này sẽ khuyến khích tinh thần học tập, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập và qua mỗi kì thi.
iii. Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Để thực hiện tốt việc sử dụng di sản trong dạy học, nhà trƣờng chỉ đạo, phối hợp của tổ chức Đoàn Thanh niên thƣờng xuyên chăm lo lợi ích cho thanh niên, học sinh, tăng cƣờng giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tạo môi trƣờng, hỗ trợ, đồng hành cùng học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt, định hƣớng để đa số thanh niên học sinh có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh; có ý thức học tập và kiến thức tốt… Bên
cạnh đó phát huy sức mạnh của các lực lƣợng xã hội và các nguồn lực trong công tác giáo dục, định hƣớng giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh.
Nhà trƣờng phối hợp với gia đình học sinh trong việc quan tâm đến giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua truyền thống văn hoá của gia đình, dòng họ. Bởi lẽ, sự hình thành những giá trị văn hoá của nhân cách con ngƣời phải bắt đầu từ tuổi ấu thơ đến lúc trƣởng thành. Chính từ những nét đẹp của môi trƣờng văn hoá gia đình đã hình thành những tình cảm yêu thƣơng trong quan hệ gia đình. Bên cạnh việc giáo dục truyền thống văn hoá trong gia đình cho thế hệ trẻ, các gia đình cũng đã quan tâm đến giáo dục truyền thống dân tộc cho con cái mình qua phƣơng tiện nghe nhìn nhƣ: các băng nhạc, băng hình, sinh nhật… góp phần quan trọng tác động đến tình cảm, tƣ tƣởng nhằm hình thành và phát triển lối sống lành mạnh, lối sống đẹp cho thế hệ trẻ. Các gia đình đều mong muốn con em mình phát triển toàn diện về mọi mặt, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi và sẽ trở thành những ngƣời có ích cho xã hội mai sau.
3.2.3. Tăng cường chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phương để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang
i. Mục tiêu của biện pháp
Thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phƣơng để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang, giúp học sinh nhận thức đƣợc từng loại hình DSVHDT, giá trị của từng loại hình đó, con đƣờng và cách thức bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc.
ii. Nội dung và cách thực hiện
Để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang, ngoài những hình thức, phƣơng pháp giảng dạy trên lớp nhà trƣờng phải tăng cƣờng chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phƣơng. Trải nghiệm di sản có một vị trí quan trọng trong dạy học ở trƣờng phổ thông, việc tổ chức hoạt động này phải theo chƣơng trình, kế hoạch đƣợc xây dựng từ đầu năm học có phê duyệt của Hiệu trƣởng. Những dấu vết, hiện vật tại di sản không chỉ có tác dụng cụ thể hóa kiến thức môn học, mà còn để lại một ấn tƣợng mạnh mẽ, nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng quan sát, tƣ duy của học sinh. Hình thức này có thể áp dụng từ bậc tiểu
học đến THPT, song việc tiến hành trải nghiệm di sản đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian chuẩn bị và tiến hành, GV rất ngại tổ chức, do vậy Hiệu trƣởng phải tăng cƣờng chỉ đạo hoạt động này để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, yêu cầu khi tiến hành phải xác định rõ mục đích, chủ đề buổi tham quan, tránh làm việc có tính chất hình thức, chỉ cho HS xem lƣớt qua mà không hƣớng dẫn các em tìm hiểu những dấu vết, hiện vật cần thiết cho học tập.
Để thực hiện hoạt động trải nghiệm trƣớc hết tăng cƣờng chỉ đạo việc tiến hành bài học tại nơi có di sản là hình thức tổ chức lớp học ở nơi có di sản (ở bảo tàng hoặc phòng tuyền thống) hoạt động này đƣợc thực hiện theo quy định nội dung của chƣơng trình. Bài học tại nơi có di sản có ý nghĩa rất lớn đối với HS về kiến thức, kỹ năng và thái độ, bởi vì tại bảo tàng- nơi có di sản là những dấu vết hoặc hiện vật của quá khứ để lại nên khi tiến hành hoạt động ngoại khóa này HS đƣợc quan sát các dấu vết, hiện vật để bổ sung, cụ thể hóa những kiến thức các em đang nghiên cứu, giúp HS phát triển trí tƣởng tƣợng, đa dạng hóa hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập bộ môn. Tiến hành bài học tại di sản là phƣơng thức thực hiện dạy học gắn với đời sống có tác dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hóa giáo dục, lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, óc thẩm mỹ cho HS.
Tăng cƣờng tổ chức tham quan ngoại khóa, học tập tại nơi có di sản ở địa phƣơng cũng là một hình thức trải nghiệm thực tế. Hoạt động này nội dung chủ yếu của buổi tham quan là nhằm củng cố kiến thức đã học hoặc chuẩn bị cho việc học bài mới, đây là dịp cho HS có điều kiện trực tiếp quan sát, tìm hiểu các tài liệu, hiện vật liên quan đến bài học, cụ thể hóa kiến thức và tạo những biểu tƣợng chân thực, chính xác.
Tăng cƣờng tổ chức cho HS khai thác và sử dụng tƣ liệu về di sản để tổ chức triển lãm, ra báo học tập. Trong năm học Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chức từ hai lần trở lên nhân dịp ngày lễ lớn của đất nƣớc hoặc ngày truyền thống của Đoàn thanh niên, GV bộ môn kết hợp với tổ chức Đoàn thanh niên tổ chức cho HS theo các lớp sƣu tầm tài liệu về di sản ở địa phƣơng để triển lãm hoặc ra báo học tập theo chủ đề phù hợp. Hoạt động này sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập, nâng cao nhận thức và hứng thú học tập cho các em. Để hoạt động này đạt kết quả cao, nhà tƣờng và GV có năng lực phải xây dựng một kế hoạch thật cụ thể, có mục đích rõ ràng từ khâu phân công HS ở các lớp đến khâu khai thác tài liệu về di sản để trƣng bày triển lãm hoặc viết báo học tập. Những tài liệu dùng trong triển lãm, ra báo học tập sẽ đƣợc sử dụng vào việc xây dựng phòng học bộ môn để phục vụ cho việc dạy học giáo dục giá trị di sản lâu dài.
Chỉ đạo tổ chức cho HS thi tìm hiểu về di sản văn hóa ở địa phƣơng, đây cũng là một hoạt động trải nghiệm thực tế rất thiết thực, là một hoạt động để thực hiện gắn nhà trƣờng với đời sống xã hội, giúp HS đƣợc quan sát trực tiếp, "sinh động" cuộc sống xung quanh nhƣ một nguồn tri thức "ngoài sách vở". Hoạt động này cũng có thể thực hiện nhân dịp kỉ niệm các ngày lớn của đất nƣớc, ngày truyền thống của địa phƣơng hoặc kết hợp với các phong trào thi đua của nhà trƣờng trong từng tháng. Khi thực hiện hoạt động này GV phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học xin ý kiến của Hiệu trƣởng về nội dung cuộc thi, đối tƣợng dự thi, thời gian tổ chức, thành lập ban giám khảo chấm bài dự thi, công bố kết quả và tổ chức trao giải.
Tăng cƣờng tổ chức cho HS chăm sóc, bảo vệ các di sản văn hóa ở địa phƣơng. Đây là một hoạt động có tác dụng giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa mà ông cha để lại, đồng thời qua việc tổ chức cho HS chăm sóc, bảo vệ các di sản văn hóa ở địa phƣơng còn làm tăng mối quan hệ gắn bó với nhà trƣờng với địa phƣơng, gắn việc dạy học lịch sử với thực tế cuộc sống. Khi thực hiện hoạt động này GV cần chú ý số lƣợng các di sản văn hóa ở địa phƣơng, liên hệ với ban quản lý để có hồ sơ về di sản, từ đó GV mới phân công học sinh theo nhóm, khu vực dân cƣ để tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ. Hàng tháng GV cho HS báo cáo kết quả công việc có nhận xét, đánh giá về công việc và động viên HS tích cực tham gia hoạt động.
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động lễ hội trên địa bàn địa phƣơng, các trò chơi dân gian trên địa bàn, nhận xét về trải nghiệm qua tham dự lễ hội tại địa phƣơng.
iii. Điều kiện thực hiện
Cán bộ quản lý nhà trƣờng phải nắm vững các di tích lịch sử ở địa phƣơng, các giá trị văn hóa của di tích đó. Nắm vững truyền thống văn hóa địa phƣơng, phong tục tập quán, lễ hội ở địa phƣơng.
Nắm vững nội dung chƣơng trình dạy học, nội dung giáo dục GTDSVH cho học sinh PTDTNT.
Nhà trƣờng dành một phần kinh phí để tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh.
Cần có sự phối hợp của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức xã hội và cơ quan văn hóa ở địa phƣơng.
3.2.4. Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang
i. Mục tiêu của biện pháp
Yêu cầu của phƣơng pháp giáo dục phổ thông theo điều 28 Luật Giáo dục là: Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế; tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh…
Đa dạng hóa phƣơng pháp và hình thức tổ chức HĐGD GTDSVH cho học sinh theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh nhằm biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh trong và bằng hoạt động với tính đa dạng, phong phú về nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức.
ii. Nội dung và cách thức thực hiện
Thứ nhất tổ chức các hoạt động giảng dạy, chú trọng, nâng cao chất lƣợng dạy và học các môn khoa học xã hội - nhân văn, tăng cƣờng giáo dục ý thức pháp luật, trách nhiệm công dân cho học sinh. Nâng cao ý thức tự giác, rèn luyện, tôn trọng pháp luật và tiếp thu kiến thức pháp luật, đấu tranh với những nhận thức và việc làm sai trái, phê phán và bác bỏ những quan điểm cơ hội, phản động, từ đó góp phần xây dựng xã hội có kỷ cƣơng "Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật".
Thứ hai tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho học tập, đó là những hoạt động giúp cho học sinh hiểu biết, mở mang thêm trí tuệ về một số lĩnh vực nhƣ: khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, chính trị, thời sự, văn hoá nghệ thuật và lịch sử truyền thống dân tộc làm cơ sở để bồi bổ thêm nhân cách, tƣ tƣởng chính trị, đạo đức cho học sinh. Qua đó nâng cao tầm hiểu biết cho họ về mọi mặt, tạo hành trang cho học sinh có đầy đủ những điều kiện tốt nhất để thực hiện vai trò của những chủ nhân tƣơng lai trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
Thứ ba tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao các hoạt động về lĩnh vực này là thế mạnh để thu hút tập hợp học sinh sử dụng hữu ích thời gian rỗi, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và rèn luyện về thể chất cho học sinh, góp phần xây dựng đời sống văn hoá, văn minh trong học sinh. Những hoạt động này, một mặt để học sinh bộc lộ năng lực vốn có của mình, mặt khác thông qua hoạt động
này góp phần bồi dƣỡng, giáo dục tâm hồn cho học sinh, đồng thời nâng cao thể lực, nâng cao ý thức đoàn kết, cộng đồng cho học sinh.