8. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Nâng cao năng lực cho giáo viên về giáo dục GTDSVH cho học sinh
i. Mục tiêu của biện pháp
Đội ngũ GV là chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục nói chung, giáo dục GTDSVH nói riêng cho học sinh DTNT. Một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả HĐGD GTDSVH cho học sinh chính là yếu tố năng lực của giáo viên. Do đó biện pháp này đƣợc đƣa ra nhằm tăng cƣờng năng lực sử dụng giá trị di sản văn hóa trong dạy học và đặc biệt là năng lực tổ chức các HĐGD GTDSVH cho đội ngũ GV, gồm: GV chủ nhiệm, GV bộ môn, GV là cán bộ đoàn chuyên trách theo hƣớng chú ý phát huy tính tích cực, chủ động tham gia của học sinh.
ii. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Hiệu trƣởng cần xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực dạy học, tổ chức HĐGD GTDSVH cho giáo viên.
Đối với GV bộ môn: một trong những hình thức tổ chức HĐGD GTDSVH đƣợc áp dụng nhiều nhất hiện nay là giáo dục thông qua các môn học chính khóa trên lớp, đặc biệt với những môn học có ƣu thế nhƣ: Lịch sử, Địa lý, GDCD… Vậy để nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục GTDSVH thông qua các bộ môn thì GV bộ
môn không chỉ cần có trình độ chuyên môn vững để tổ chức hoạt động dạy học theo phƣơng pháp dạy học truyền thống, mà GV bộ môn cần có kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo môn học; có khả năng sử dụng công nghệ thông tin để bài giảng sinh động hơn đặc biệt là phải có năng lực dạy học tích hợp, liên môn…
Đối với GV chủ nhiệm: đa số GV chủ nhiệm hiện nay còn thiếu kĩ năng tổ chức sinh hoạt tập thể, còn lúng túng trong trong quản lý, chỉ đạo học sinh thực hiện các hoạt động ngoài giờ học trên lớp vì vậy hiệu trƣởng cần có biện pháp tăng cƣờng năng lực cho giáo viên bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau.
Đối với GV là cán bộ đoàn chuyên trách: đa số là những GV trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ khả năng tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể với qui mô toàn trƣờng, chƣa tạo đƣợc sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong trƣờng để thực hiện các hoạt động. Do đó cần thiết phải có kế hoạch bồi dƣỡng cho lực lƣợng này để phát huy đƣợc tính tích cực, nhạy bén, sáng tạo trong công tác tổ chức HĐGD TTVH nói riêng, các HĐGD nói chung.
Đổi mới nội dung bồi dƣỡng theo hƣớng thiết thực. Xây dựng nội dung bồi dƣỡng chung và những nội dung bồi dƣỡng gắn với từng đối tƣợng cụ thể: GV bộ môn, GVCN, GV là cán bộ Đoàn chuyên trách.
Hình thức bồi dƣỡng: Trƣờng mời chuyên gia về các huyện để bồi dƣỡng theo nhóm chuyên môn, liên môn, giúp giảm chi phí và huy động đƣợc tối đa GV đƣợc bồi dƣỡng.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về GTDSVH, tổ chức HĐGD GTDSVH trong phạm trƣờng, cụm trƣờng để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Chỉ đạo tổ chuyên môn tăng cƣờng bồi dƣỡng GV. Mỗi GV cũng chủ động tự bồi dƣỡng để không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà còn nâng cao kĩ năng tổ chức các HĐGD GTDSVH.
iii. Điều kiện thực hiện
Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ GV trong nhà trƣờng đối với HĐGD GTDSVH cho học sinh.
Hiệu trƣởng cần quan tâm lựa chọn giảng viên, mời chuyên gia có trình độ chuyên sâu cho các lớp tập huấn.
Giáo viên phải có ý thức tự bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức kĩ năng phát triển năng lực giáo dục GTDSVH cho học sinh.
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trường PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang
i. Mục tiêu biện pháp
Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh để tìm ra các biện pháp phù hợp nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tập.
Kiểm tra, đánh giá làm cơ sở cho hiệu trƣởng đánh giá thi đua trong GV và HS. Đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá HS hiện nay.
ii. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện
Hàng tháng trong cuộc họp cơ quan đầu tháng Hiệu trƣởng thƣờng xuyên quán triệt tới đội ngũ cán bộ quản lý (gồm các PHT, tổ trƣởng chuyên môn) việc học tập nắm vững quy chế kiểm tra, giám sát GV và HS theo các văn bản hƣớng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra của Bộ GD&ĐT. Mỗi cán bộ quản lý đều phải nắm vững các yêu cầu cơ bản trong kiểm tra, khi kiểm tra phải dựa trên cơ sở của điều kiện thực tế hoạt động dạy và học của nhà trƣờng.
Thƣờng xuyên đổi mới kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho HS hƣớng tới xác định kết quả giảng dạy và học tập HS cần đạt đƣợc mà nhà trƣờng và xã hội mong đợi. Ngoài nội dung kiểm tra kiến thức theo kiểu truyền thống, còn phải dành một phần kiểm tra sự vận dụng kiến thức vào cuộc sống, HS đƣợc làm ở ngoài giờ, ngoài lớp học, đƣợc thảo luận nhóm, chia sẻ với thầy cô, bạn bè những vƣớng mắc, khó khăn.
Kiểm tra kế hoạch của GV đƣợc xác định trong kế hoạch giảng dạy, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời với những trƣờng hợp sai quy chế.
Hƣớng dẫn cho GV những quy định của trƣờng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS nhƣ: thống nhất quản lý các đề kiểm tra thƣờng xuyên và định kỳ; quy định về kiểm tra theo đề chung trong một khối lớp; quy định về kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan; quy định về thời gian chấm, trả bài cho HS; quy định về việc quản lý điểm
HT giao việc kiểm tra, giám sát cho tổ chuyên môn nhằm phát huy sự chủ động, sáng tạo của tổ trƣởng trong việc kiểm tra các các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang Thƣờng xuyên kiểm tra và điều chỉnh, xử lý kịp thời những tồn tại, nhƣợc điểm xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Ngoài ra phát động phong trào thi đua trong HS thực hiện phòng ở văn hoá, lao động tình nguyện,… thƣờng xuyên kiểm tra HS thực hiện các phong trào, đề nghị tuyên dƣơng, khen thƣởng, kỷ luật những cá nhân, tập thể kịp thời. Có chế độ khen thƣởng đột xuất những HS tốt, có nhiều đóng góp cho phong trào để động viên và nhân điển hình tiên tiến.
iii. Điều kiện tiến hành
Phải có sự thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý, GV, HS và các giới trong xã hội về mục đích kiểm tra, giám sát, chống bệnh thành tích trong các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh.
Toàn xã hội phải chấp nhận và ủng hộ các giải pháp của ngành giáo dục về đổi mới kiểm tra, đánh giá hƣớng tới bảo đảm tối đa tính khách quan, công bằng. Đảm bảo sự đồng bộ trong đổi mới các thành tố của quá trình dạy học, đặc biệt giữa phƣơng pháp giảng dạy và các hình thức kiểm tra. Khuyến khích mọi sự sáng tạo của cán bộ quản lý giáo dục, GV trong việc đảm bảo giá trị và độ tin cậy của việc đánh giá.
Tăng cƣờng CSVC và thiết bị dạy học để đổi mới công tác kiểm tra nhƣ: phòng kiểm tra chung và các phƣơng tiện khác. Bố trí kinh phí cho hoạt động kiểm tra theo hƣớng đổi mới.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp nêu trên là các biện pháp cơ bản nhất đƣợc đề xuất hoàn thiện và rút ra trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PTDTNT- THPT tỉnh Tuyên Quang. Mỗi biện pháp là một cách thức quản lý cụ thể nhằm đạt tới một mục đích cụ thể. Biện
pháp này có thể là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia và ngƣợc lại, giữa chúng có sự bổ sung, đan xen cho nhau, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, cùng thực hiện mục tiêu chung là quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú- THPT tỉnh Tuyên Quang.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cần thiết hay không cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý, GV bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đoàn thanh niên những ngƣời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh của nhà trƣờng.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Trong khuôn khổ mục đích, phạm vi, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi khảo sát về sự cần thiết của các biện pháp ở các khách thể nghiên cứu.Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 38 đồng chí CBQL và GV (4 đ/c trong BGH, 4 đ/c tổ trƣởng chuyên môn, 30 GVCN và GVBM). Nội dung khảo sát nhƣ sau:
Bảng 3.1. Sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh ở
trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang (khối CBGV)
STT Một số biện pháp
Ý kiến của khối CBQL và GV (38)
Không cần Cần Rất cần
SL % SL % SL %
1.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
0 0,0 20 52.6 18 47.4
2.
Chỉ đạo thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
0 0 22 58.9 16 41.1
3.
Tăng cƣờng chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phƣơng để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
5 13.1 18 47,4 15 39.5
4.
Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
2 5.2 21 55.3 15 39.5
5.
Huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
4 10,5 18 47.4 16 42.1
6 Nâng cao năng lực giáo viên về
giáo dục GTDSVH cho học sinh. 4 10,5 18 47.4 16 42.1
7.
Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
1 2.6 20 52.6 17 44,8
Qua số liệu bảng 3.1 chúng tôi thấy hầu hết ý kiến của khối CBGV cũng đều nhất trí cho rằng các biện pháp đã đề xuất đều cần thiết và rất cần thiết, phù hợp với tình hình của nhà trƣờng hiện nay. Nếu tính tỉ lệ phần trăm cả mức độ cần thiết và rất cần thiết thì có 94,8% đến 100% đều nhất trí các biện pháp đƣa ra. Có 5 biện pháp đƣợc đánh giá ở mức độ rất cần thiết, có tỉ lệ khá cao, đó là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, Chỉ
đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh; Nâng cao năng lực giáo viên về giáo dục GTDSVH cho học sinh. tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh.
Nội dung khảo sát 150 học sinh: "Em hãy vui lòng cho biết sự cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa ở trường PT dân tộc nội trú- THPT tỉnh Tuyên Quang".
Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 3.2. Sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa ở trƣờng PT dân tộc
nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang (khối HS khối 10,11,12)
STT Một số biện pháp
Ý kiến của khối HS (150)
Không cần Cần Rất cần
SL % SL % SL %
1.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
0 0,0 90 60 60 40
2.
Chỉ đạo thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
0 0 79 52.7 71 47.3
3.
Tăng cƣờng chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phƣơng để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
13 8.7 80 53.3 57 38
4.
Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
11 7.3 65 43.3 74 49.4
5.
Huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
8 5.3 72 48 70 46.7
6 Nâng cao năng lực giáo viên về
giáo dục GTDSVH cho học sinh. 5 3.3 65 43.3 80 53.4
7
Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
Qua số liệu bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy hầu hết ý kiến của HS đều nhất trí rằng các biện pháp đã đề xuất trên đây đều cần thiết và rất cần thiết. Nếu tính tỉ lệ phần trăm cả mức độ cần thiết và rất cần thiết thì có 96% đến 100% đều nhất trí các biện pháp đƣa ra. Có 5 biện pháp đƣợc đánh giá ở mức độ rất cần thiết có tỉ lệ rất cao, đó là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh; Nâng cao năng lực giáo viên về giáo dục GTDSVH cho học sinh. tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
Có thể khẳng định rằng, đây là những ý kiến thực tiễn, những đóng góp rất đáng quý và là một sự hỗ trợ tinh thần to lớn giúp chúng tôi mạnh dạn đề xuất nhà trƣờng để đƣa vào thử nghiệm trong hiện tại và tƣơng lai, đồng thời chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa ở trƣờng PT dân tộc nội trú- THPT tỉnh Tuyên Quang, vì đây là vấn đề rất có ý nghĩa trong việc giáo dục toàn diện HS nói chung và HSDT nội trú nói riêng mà hiện nay Đảng, Nhà nƣớc, Bộ GD&ĐT, các đoàn thể quần chúng, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục và các nhà sƣ phạm đang rất quan tâm.
Kết luận chƣơng 3
Dựa trên những căn cứ đã nêu, tác giả đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động