Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 77 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa

cho học sinh PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang

i. Mục tiêu của biện pháp

Yêu cầu của phƣơng pháp giáo dục phổ thông theo điều 28 Luật Giáo dục là: Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế; tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh…

Đa dạng hóa phƣơng pháp và hình thức tổ chức HĐGD GTDSVH cho học sinh theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh nhằm biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh trong và bằng hoạt động với tính đa dạng, phong phú về nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức.

ii. Nội dung và cách thức thực hiện

Thứ nhất tổ chức các hoạt động giảng dạy, chú trọng, nâng cao chất lƣợng dạy và học các môn khoa học xã hội - nhân văn, tăng cƣờng giáo dục ý thức pháp luật, trách nhiệm công dân cho học sinh. Nâng cao ý thức tự giác, rèn luyện, tôn trọng pháp luật và tiếp thu kiến thức pháp luật, đấu tranh với những nhận thức và việc làm sai trái, phê phán và bác bỏ những quan điểm cơ hội, phản động, từ đó góp phần xây dựng xã hội có kỷ cƣơng "Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật".

Thứ hai tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho học tập, đó là những hoạt động giúp cho học sinh hiểu biết, mở mang thêm trí tuệ về một số lĩnh vực nhƣ: khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, chính trị, thời sự, văn hoá nghệ thuật và lịch sử truyền thống dân tộc làm cơ sở để bồi bổ thêm nhân cách, tƣ tƣởng chính trị, đạo đức cho học sinh. Qua đó nâng cao tầm hiểu biết cho họ về mọi mặt, tạo hành trang cho học sinh có đầy đủ những điều kiện tốt nhất để thực hiện vai trò của những chủ nhân tƣơng lai trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thứ ba tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao các hoạt động về lĩnh vực này là thế mạnh để thu hút tập hợp học sinh sử dụng hữu ích thời gian rỗi, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và rèn luyện về thể chất cho học sinh, góp phần xây dựng đời sống văn hoá, văn minh trong học sinh. Những hoạt động này, một mặt để học sinh bộc lộ năng lực vốn có của mình, mặt khác thông qua hoạt động

này góp phần bồi dƣỡng, giáo dục tâm hồn cho học sinh, đồng thời nâng cao thể lực, nâng cao ý thức đoàn kết, cộng đồng cho học sinh.

Thứ tƣ tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế nhƣ tổ chức cho HS đi thăm những khu di tích lịch sử, di tích cách mạng, Bảo tàng, Lễ hội, những danh nhân, những công trình văn hoá. Các hoạt động này rất bổ ích, hấp dẫn và thật sự là cầu nối giữa lý thuyết với thực hành, giữa nhà trƣờng với đời sống xã hội. Các hoạt động đó sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh.

Thứ năm tổ chức các hoạt động xã hội nhƣ "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nƣớc nhớ nguồn", đẩy mạnh phong trào "Hiến máu nhân đạo", quyên góp, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Những hoạt động trên sẽ giúp học sinh củng cố và bồi dƣỡng tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời. Từ đó, học sinh có ý thức giữ gìn những giá trị di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn thành quả to lớn mà lớp lớp cha anh đã xây dựng nên. Chính vì vậy, Đoàn thanh niên cần phải tiếp tục đẩy mạnh vai trò của mình trong các hoạt động xã hội trên cho học sinh.

Thứ sáu tổ chức vai trò của học sinh, xây dựng nếp sống văn hóa trong ký túc xá, tăng cƣờng thành lập tổ tƣ vấn thăm dò dƣ luận nhằm nắm bắt kịp thời tâm trạng nguyện vọng của học sinh để tham mƣu với nhà trƣờng về các biện pháp cụ thể, góp phần tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc của học sinh; Phát huy tính tự quản của học sinh, thành lập các đội tự vệ xung kích an ninh giữ gìn trật tự, thi đua "Xây dựng ký túc xá tự quản", tổ chức thi đua "Phòng học sạch đẹp, phòng ở kiểu mẫu", "Nói lời hay làm việc tốt"; Phát huy tính tự quản của học sinh trong việc cam kết không tàng trữ và tham gia vận chuyển ma tuý, không sử dụng ma tuý, không mắc nghiện ma tuý và các tệ nạn xã hội khác.

Thứ bảy nâng cao khả năng tự giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc của học sinh. Giáo dục cho học sinh tự ý thức đƣợc trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc bằng cách xây dựng phong trào học sinh sống, học tập theo gƣơng các anh hùng, các nhà khoa học trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, cần chú ý đến gƣơng "ngƣời tốt, việc tốt" ở trong đời sống hàng ngày của học sinh, những tấm gƣơng cụ thể trong đời thƣờng sẽ giúp học sinh soi mình, tự học tập và noi theo.

Đẩy mạnh hoạt động giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, từ đó có thêm nhiều kinh nghiệm quý qua việc chọn lựa những hình thức, nội dung, biện pháp thực hiện hiệu quả từ các trƣờng bạn, nắm đƣợc đặc điểm, tình hình chung về hoạt động này của các trƣờng Nội trú ở trong và ngoài tỉnh trong việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời những cách thức quản lý chƣa hiệu quả hiện nay, đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn thanh niên có dịp giao lƣu, học hỏi, chia sẻ với tổ chức Đoàn thanh niên các trƣờng bạn về kinh nghiệm tổ chức hoạt động phong trào, động viên HS thực hiện tốt hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh.

Xây dựng các phƣơng pháp tổ chức HĐGD GTDSVH cho học sinh một cách thiết thực, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trƣờng, địa phƣơng và đảm bảo tính hiệu quả. Phƣơng pháp tổ chức tổ chức hoạt động phải rất linh hoạt, đa dạng; khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài phƣơng pháp đã quá quen thuộc với học sinh, gây ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em.

Qua thực tế khảo sát các phƣơng pháp giáo dục GTDSVH mà CBQL, GV thƣờng sử dụng nhất là phƣơng pháp giảng giải, phƣơng pháp đàm thoại, phƣơng pháp nêu gƣơng, phƣơng pháp khen thƣởng, phƣơng pháp trách phạt… Các phƣơng pháp trên đã có những tác dụng nhất định trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, một số phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp sắm vai và xử lý tình huống, phƣơng pháp giao việc, đặc biệt là phƣơng pháp trò chơi, khi đƣợc sử dụng đã thu hút đƣợc sự chú ý của học sinh vào HĐGD thì ít đƣợc CBQL, GV vận dụng... Đây là những phƣơng pháp giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức, tham gia vào các HĐGD GTDSVH. Vì vậy nhà quản lý cần khuyến khích giáo viên sử dụng, vận dụng phối hợp các phƣơng pháp chiếm ƣu thế trong giáo dục GTDSVH cho học sinh.

iii. Điều kiện thực hiện biện pháp

Sở GD&ĐT cần có văn bản chỉ đạo việc đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học sử dụng GTDSVH để giáo dục học sinh.

Các lực lƣợng giáo dục trong trƣờng cần tham gia tích cực, đóng góp xây dựng và tổ chức HĐGD GTDSVH cho học sinh.

GV có năng lực tổ chức các HĐGD đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tƣợng học sinh DTNT.

Các hoạt động đƣợc xây dựng và tổ chức cho học sinh phải đảm bảo tính mục đích của giáo dục GTDSVH; phù hợp với đặc điểm, tâm lý học sinh; đảm bảo tính đa dạng, phong phú của các phƣơng pháp và hình thức thể hiện; thu hút đƣợc số đông học sinh tham gia; đồng thời đảm bảo đƣợc tính khả thi trong điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)