8. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cần thiết hay không cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý, GV bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đoàn thanh niên những ngƣời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh của nhà trƣờng.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Trong khuôn khổ mục đích, phạm vi, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi khảo sát về sự cần thiết của các biện pháp ở các khách thể nghiên cứu.Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 38 đồng chí CBQL và GV (4 đ/c trong BGH, 4 đ/c tổ trƣởng chuyên môn, 30 GVCN và GVBM). Nội dung khảo sát nhƣ sau:
Bảng 3.1. Sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh ở
trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang (khối CBGV)
STT Một số biện pháp
Ý kiến của khối CBQL và GV (38)
Không cần Cần Rất cần
SL % SL % SL %
1.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
0 0,0 20 52.6 18 47.4
2.
Chỉ đạo thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
0 0 22 58.9 16 41.1
3.
Tăng cƣờng chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phƣơng để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
5 13.1 18 47,4 15 39.5
4.
Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
2 5.2 21 55.3 15 39.5
5.
Huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
4 10,5 18 47.4 16 42.1
6 Nâng cao năng lực giáo viên về
giáo dục GTDSVH cho học sinh. 4 10,5 18 47.4 16 42.1
7.
Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
1 2.6 20 52.6 17 44,8
Qua số liệu bảng 3.1 chúng tôi thấy hầu hết ý kiến của khối CBGV cũng đều nhất trí cho rằng các biện pháp đã đề xuất đều cần thiết và rất cần thiết, phù hợp với tình hình của nhà trƣờng hiện nay. Nếu tính tỉ lệ phần trăm cả mức độ cần thiết và rất cần thiết thì có 94,8% đến 100% đều nhất trí các biện pháp đƣa ra. Có 5 biện pháp đƣợc đánh giá ở mức độ rất cần thiết, có tỉ lệ khá cao, đó là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, Chỉ
đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh; Nâng cao năng lực giáo viên về giáo dục GTDSVH cho học sinh. tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh.
Nội dung khảo sát 150 học sinh: "Em hãy vui lòng cho biết sự cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa ở trường PT dân tộc nội trú- THPT tỉnh Tuyên Quang".
Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 3.2. Sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa ở trƣờng PT dân tộc
nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang (khối HS khối 10,11,12)
STT Một số biện pháp
Ý kiến của khối HS (150)
Không cần Cần Rất cần
SL % SL % SL %
1.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
0 0,0 90 60 60 40
2.
Chỉ đạo thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
0 0 79 52.7 71 47.3
3.
Tăng cƣờng chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phƣơng để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
13 8.7 80 53.3 57 38
4.
Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
11 7.3 65 43.3 74 49.4
5.
Huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
8 5.3 72 48 70 46.7
6 Nâng cao năng lực giáo viên về
giáo dục GTDSVH cho học sinh. 5 3.3 65 43.3 80 53.4
7
Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
Qua số liệu bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy hầu hết ý kiến của HS đều nhất trí rằng các biện pháp đã đề xuất trên đây đều cần thiết và rất cần thiết. Nếu tính tỉ lệ phần trăm cả mức độ cần thiết và rất cần thiết thì có 96% đến 100% đều nhất trí các biện pháp đƣa ra. Có 5 biện pháp đƣợc đánh giá ở mức độ rất cần thiết có tỉ lệ rất cao, đó là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh; Nâng cao năng lực giáo viên về giáo dục GTDSVH cho học sinh. tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh
Có thể khẳng định rằng, đây là những ý kiến thực tiễn, những đóng góp rất đáng quý và là một sự hỗ trợ tinh thần to lớn giúp chúng tôi mạnh dạn đề xuất nhà trƣờng để đƣa vào thử nghiệm trong hiện tại và tƣơng lai, đồng thời chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa ở trƣờng PT dân tộc nội trú- THPT tỉnh Tuyên Quang, vì đây là vấn đề rất có ý nghĩa trong việc giáo dục toàn diện HS nói chung và HSDT nội trú nói riêng mà hiện nay Đảng, Nhà nƣớc, Bộ GD&ĐT, các đoàn thể quần chúng, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục và các nhà sƣ phạm đang rất quan tâm.
Kết luận chƣơng 3
Dựa trên những căn cứ đã nêu, tác giả đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang:
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang 2. Chỉ đạo thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.
3. Tăng cƣờng chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phƣơng để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.
4. Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.
5. Huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.
6. Nâng cao năng lực giáo viên về giáo dục GTDSVH cho học sinh.
7. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang
Các biện pháp trên, là dựa trên cơ sở khoa học và nghiên cứu thực trạng tại trƣờng PTDTNT - THPT tỉnh Tuyên Quang. Kết quả khảo sát đều cho thấy tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp và có thể áp dụng tại các trƣờng THPT. Các biện pháp này có mối liên hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau, không có biện pháp nào đứng độc lập riêng rẽ, vì vậy khi áp dụng không xem nhẹ một biện pháp nào.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã trình bày ở 3 chƣơng, đề tài đã tập trung giải quyết các nhiệm vụ chính của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang, nhằm đề ra đƣợc những biện pháp có tính khả thi trong công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh các trƣờng PTDT nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa các nghiên cứu về lí luận, đề tài làm sáng tỏ cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh của hiệu trƣởng. Việc nghiên cứu lý luận đã định hƣớng và xác lập cơ sở khoa học, giúp tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp, nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động giáo dục GTDSVH ở trƣờng PTDTNT- THPT tỉnh Tuyên Quang.
Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ về tình hình quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PTDTNT-THPT tỉnh Tuyên Quang. Đặc biệt luận văn đã chỉ rõ thực trạng quản lý của HT đối với các nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PTDTNT- THPT tỉnh Tuyên Quang. Qua kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định rằng: công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PTDTNT-THPT tỉnh Tuyên Quang đã có những ƣu điểm nhƣ: xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho HS, quản lý việc phân công giảng dạy và sắp xếp thời khoá biểu; quản lý giờ dạy và hồ sơ chuyên môn. Ngoài ra ở từng nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh đã xây dựng đƣợc một số biện pháp tích cực và có những cải tiến đáng kể đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy của nhà trƣờng.
Kết quả nghiên cứu còn chỉ rõ những mặt hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh nhƣ: công tác lập kế hoạch chƣa sát với từng nội dung, công tác tổ chức, chỉ đạo còn có điểm bất cập, công tác kiểm tra, đánh giá chƣa thƣờng xuyên.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh ở trƣờng phổ thông dân tộc nội trú -THPT tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý đó là:
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.
2. Chỉ đạo thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.
3. Tăng cƣờng chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phƣơng để giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.
4. Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.
5. Huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.
6. Nâng cao năng lực giáo viên về giáo dục GTDSVH cho học sinh.
7.Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.
Các biện pháp đề xuất nói trên là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc và có sự kết hợp chặt chẽ các phƣơng pháp nghiên cứu mà tác giả nêu ra ở phần mở đầu. Kết quả khảo sát đã xác nhận tính khách quan và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Điều đó còn cho thấy rằng, nội dung luận văn đã đáp ứng đƣợc mục đích nghiên cứu và giải quyết đƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề tài.
2. Khuyến nghị
Để quản lý tốt hoạt động hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở trƣờng phổ thông dân tộc nội trú - THPT nói riêng và hệ thống các trƣờng PT nói chung, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc; Để những biện pháp mà đề tài tổng kết đề xuất có điều kiện thực hiện rộng rãi và khả thi, tác giả xin có một số khuyến nghị sau:
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang
Tiếp tục triển khai và quán triệt nội dung công văn số 73, ngày 16/1/2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hƣớng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trƣờng phổ thông nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Xây dựng chƣơng trình phù hợp với điều kiện địa phƣơng và các trƣờng PT, tạo động lực tốt nhất cho hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh.
Có các văn bản chỉ đạo cụ thể trong việc triển khai các phƣơng pháp đánh giá phù hợp với đặc thù môn học, cấp học.
Chỉ đạo sát sao công tác dạy học, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh ở trƣờng PTDTNT- THPT tỉnh Tuyên Quang nói riêng và của các trƣờng PT trên địa bàn tỉnh nói chung.
2.2. Đối với trường PT Dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang
Tích cực nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trƣờng PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang.
Tiếp tục tạo điều kiện về mọi mặt để GV và HS thực hiện tốt hoạt động dạy và học với di sản văn hóa dân tộc.
Chỉ đạo đồng bộ các nội dung giáo dục GTDSVH cho học sinh, thực hiện sử dụng di sản văn hóa dân tộc trong dạy học trong các năm học tiếp theo một cách hiệu quả.