- Sự kiện là điều kiện của hợp đồng được hiểu là sự kiện đó phát sinh trong tương lai và xác định vào thời điểm các bên thỏa thuận.
3.1.1. Thiếu sót lớn nhất của pháp luật hợp đồng ở Việt Nam là có sự trùng lặp, thiếu nhất quán và không đồng bộ
sự trùng lặp, thiếu nhất quán và không đồng bộ
Do có sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự nên ở Việt Nam dường như tồn tại hai hệ thống pháp luật hợp đồng tách biệt nhau, không có tính liên thông, tính hỗ trợ lẫn nhau. Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật thương mại năm 2005 đều có những quy định chung về hợp đồng đã phát sinh sự trùng lặp trong sự điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Do có sự trùng lặp, mâu thuẫn, không thống nhất nên trong thời gian qua pháp luật về hợp đồng đã gây ra không ít sự vướng mắc, sự lúng túng trong việc áp dụng pháp luật để tiến hành giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Bộ luật Dân sự năm năm 2005 nên có nhiều quy định hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn. Thế nhưng thật là đáng tiếc do quan niệm hẹp hòi của chúng ta về quan hệ dân sự và hợp đồng dân sự nên các quy định của Bộ luật này hầu như không được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ. Các quy định về hợp đồng dân sự có điều kiện còn thiếu mà hiện nay chỉ mới quy định rất chung tại Điều 125 về giao dịch dân sự có điều kiện.
Điểm khác biệt lớn nhất trong quan điểm của Việt Nam về khái niệm hợp đồng là Bộ luật dân sự năm 2005 tiếp tục dùng thuật ngữ "Hợp đồng dân sự", còn các nước sử dụng thuật ngữ "Hợp đồng". Cụm từ "dân sự" thực ra không phải là thuật ngữ luật học hay thuật ngữ pháp lý thuần túy. Nó không phải là từ ngữ có thể biểu đạt rõ ràng một khái niệm chuyên môn pháp lý nào
đó. Trong lịch sử, ý nghĩa của cụm từ "dân sự" đầu tiên được gắn với thuật ngữ luật học (thuật ngữ pháp lý) "luật dân sự". Qua bao thế kỷ, thuật ngữ "luật dân sự" đã trở thành tên gọi quen thuộc của đạo luật gốc điều chỉnh quan hệ dân sự, kinh tế - thương mại, đó chính là Bộ luật dân sự. Với phạm vi điều chỉnh rộng lớn, từ quan hệ tài sản đến quan hệ nhân thân giữa các chủ thể bình đẳng, Bộ luật dân sự được coi là "Hiến pháp của nền kinh tế", còn luật thương mại, kinh tế, bảo hiểm, lao động là đạo luật chuyên ngành trong mối quan hệ với Bộ luật dân sự. Chính vì lẽ đó mà đa số các nước trên thế giới, cụm từ "dân sự" theo nghĩa gốc và theo cách hiểu thông thường đã bào gồm cả kinh tế, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình mà không cần có bất kỳ sự giải thích nào. Chỉ trong một số it trường hợp phụ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng, cụm từ "dân sự" mới hiểu theo nghĩa hẹp mà thôi. Chính vì thế mà các nước không sử dụng thuật ngữ "Hợp đồng dân sự" để biểu thị khái niệm hợp đồng trong lĩnh vực dân sự như ở nước ta. Song có thể thấy điểm khác biệt giữa thuật ngữ "Hợp đồng" và "Hợp đồng dân sự" không quá quan trọng đến mức có thể làm căn cứ tách bạch giữa hợp đồng dân sự với hợp đồng kinh tế, thương mại, lao động bởi xét dưới góc độ phạm vi, ý nghĩa các quan hệ tài sản và nhân thân cũng như quan hệ xã hội khác giữa các chủ thể do Bộ luật dân sự năm 2005 điều chỉnh thì cụm từ "dân sự" không chỉ bị giới hạn bởi quan hệ dân sự theo nghĩa hẹp như mọi người vẫn nghĩ, mà nội dung, nội hàm của nó được mở rộng cho cả quan hệ kinh tế, thương mại, lao động. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định hợp đồng dân sự theo nghĩa chung cho các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại, lao động, vì vậy, việc sử dụng cụm từ "dân sự" đì kèm với khái niệm "hợp đồng" hay "hợp đồng có điều kiện" sẽ không còn mấy ý nghĩa. Không ít trường hợp người ta căn cứ vào cụm từ "dân sự" để thu hẹp vài trò, ý nghĩa của chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 1995 cũng như Bộ luật dân sự năm 2005. Bởi vậy, đã đến lúc nên bỏ cụm từ "dân sự" trong khái niệm hợp đồng dân sự" hay "hợp đồng dân sự có điều kiện" trong phần sửa đổi Bộ luật dân sự sắp tới. Dù
chưa phải là giải pháp toàn diện nhưng cũng góp phần khắc phục mâu thuẫn trong cách hiểu về hợp đồng của chúng ta.