- Sự kiện là điều kiện của hợp đồng được hiểu là sự kiện đó phát sinh trong tương lai và xác định vào thời điểm các bên thỏa thuận.
2.1.2. Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng dân sự có điều kiện
chủ thể khác (hộ gia đình, tổ hợp tác) và các chủ thể này cũng phải thỏa mãn các quy định về điều kiện của hợp đồng dân sự có điều kiện. Đối với các chủ thể này tham gia vào hợp đồng thông qua đại diện của họ (đại diện theo pháp luật, theo ủy quyền); người đại diện xác lập hợp đồng có điều kiện ở đây làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi nhiệm vụ của chủ thể đó được điều lệ hoặc pháp luật qui định.
2.1.2. Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng dân sự có điều kiện điều kiện
Bộ luật dân sự quy định điều kiện trong hợp đồng dân sự có điều kiện đó là "mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội". Theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2005, mục đích của hợp đồng là lợi ích hợp pháp mà các bên trong hợp đồng sẽ thực hiện để đem lại một kết quả nhất định. Hợp đồng lại là căn cứ phát sinh nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ chính là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Vì vậy, lợi ích hợp pháp đó có thể là vật, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Không thể có hành vi mang tính ý chí khi các chủ thể tham gia vào việc xác lập, thực hiện hợp đồng không nhằm vào một mục đích nhất định. Mục đích của hợp đồng là yếu tố không
thể thiếu trong hợp đồng, là cơ sở xác định việc xác lập, thực hiện hợp đồng đó có hiệu lực hay không.
"Mục đích của hợp đồng khác với động cơ xác lập hợp đồng. Động cơ của hợp đồng là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia hợp đồng không được coi là yếu tố đương nhiên phải có trong hợp đồng" [15]. Nếu động cơ không đạt được không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng nhưng hợp đồng không có mục đích hoặc mục đích không đạt được sẽ làm hợp đồng vô hiệu. Mục đích luôn luôn được xác định cụ thể còn động cơ có thể được xác định hoặc không. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán nhà mục đích của hợp đồng là mua nhà để có quyền sở hữu nhà nhưng động cơ có thể để ở, cho thuê hay bán lại cho người khác. Động cơ của hợp đồng có thể được các bên thỏa thuận trở thành một điều khoản của hợp đồng, một bộ phận cấu thành của hợp đồng. Mục đích và nội dung hợp đồng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện hợp đồng luôn nhằm một mục đích nhất định. Muốn đạt được mục đích đó họ phải cam kết, thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng hay chính là nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng. Các điều khoản đó sẽ xác định quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nội dung của hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 402 Bộ luật dân sự, theo đó nội dung của hợp đồng gồm các điều khoản về đối tượng, thời hạn, phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng… Nhưng để hợp đồng có thể phát sinh hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội có nghĩa là mục đích và nội dung của hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác đã được khẳng định là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự.
So với Bộ luật dân sự năm 1995 thì Bộ luật dân sự năm 2005 đã có sự sửa đổi cho chính xác hơn khi sử dụng cụm từ "điều cấm của pháp luật" thay
cho cụm từ "không trái pháp luật" - một cụm từ mang tính chất chung chung. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Đạo đức xã hội có phạm vi rộng, có vai trò chi phối hành vi và ý thức của con người, góp phần làm hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Đạo đức xã hội là một dạng của quy phạm xã hội, cùng với quy phạm pháp luật- mang tính bắt buộc chung, được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước thì đạo đức xã hội góp phần điều chỉnh hành vi của con người theo đúng chuẩn mực xã hội. Điều 1123 Bộ luật dân sự Pháp 1804 cũng đã ghi nhận "nghĩa vụ không có mục đích, hoặc dựa trên một mục đích bị làm sai lệch hoặc mục đích trái pháp luật thì sẽ không có hiệu lực" [17]. Hay Điều 138 Bộ luật dân sự Đức cũng quy định hợp đồng trái với quy tắc đạo đức sẽ bị vô hiệu và hợp đồng vô hiệu nếu một bên tham gia hợp đồng giữ vị trí ưu thế về kinh tế đã lạm dụng vị thế của mình để áp đặt những điều khoản bất lợi cho bên kia. Ngoài ra hợp đồng sẽ vô hiệu nếu vi phạm các quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp như quyền tự do đi lại, tự do kinh doanh của công dân Đức… Khoản 2 Điều 138 Bộ luật dân sự Đức có nêu: một hình thức vi phạm đạo đức xã hội làm vô hiệu hợp đồng là việc một người lạm dụng vị trí ưu thế của mình về thứ bậc hay vị trí yếu thế của người khác để áp đặt cho người đó những điều kiện bất lợi. Để hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nội dung của hợp đồng, các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng phải hợp pháp, có thể thực hiện được và không được phép xác lập, thực hiện những hợp đồng mà pháp luật cấm hoặc trái đạo đức xã hội (mua bán vũ khí, súng đạn..). Đối tượng của hợp đồng phải là vật, quyền tài sản được phép giao dịch, phải tuân thủ những điều kiện, trình tự, thủ tục, nội dung của từng loại hợp đồng cụ thể. Nếu pháp luật không quy định cụ thể thì
các bên có quyền xác lập, thực hiện những hợp đồng không trái với những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. Các hợp đồng có mục đích, nội dung không hợp pháp sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự. Nói cách khác hợp đồng đó bị coi là vô hiệu.
Trong trường hợp hợp đồng đã xác lập vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì sẽ dẫn đến hậu quả pháp lí hợp đồng vô hiệu tuyệt đối (vô hiệu đương nhiên). Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Đối với trường hợp này, các bên tham gia hợp đồng, những người có quyền, lợi ích liên quan đều có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu để bảo vệ lợi ích chung, lợi ích cộng đồng. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu không hạn chế. Trong khi đó, theo Bộ luật dân sự Pháp lại quy định vấn đề thời hiệu yêu cầu xem xét hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là 30 năm tính từ ngày hợp đồng được giao kết. Như vậy hợp lý hơn bởi nếu quy định hợp đồng vô hiệu có thời hiệu yêu cầu tuyên vô hiệu là không xác định trên thực tế rất khó áp dụng mặc dù để bảo vệ lợi ích cộng đồng nhưng có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định xã hội, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khó khăn và việc tìm chứng cứ chứng minh cũng là cả một vấn đề. Do vậy, việc quy định một thời hiệu nhất định cho hợp đồng vô hiệu tuyệt đối mà trong trường hợp này là vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội là rất cần thiết.