Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

Một phần của tài liệu hợp đồng dân sự có điều khiện (Trang 36 - 38)

- Sự kiện là điều kiện của hợp đồng được hiểu là sự kiện đó phát sinh trong tương lai và xác định vào thời điểm các bên thỏa thuận.

1.3.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

thực và ngay thẳng

Nguyên tắc thiện chí, trung thực được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự. Tại Điều 6 Bộ luật dân sự năm 2005 đã có quy định: "Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào" [23]. Thiện chí là nhằm cùng mục đích, là căn cứ thôi thúc các chủ thể xác lập. Thiện chí thể hiện ở việc các chủ thể có tạo điều kiện cho nhau trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ hay không?; có giúp đỡ nhau trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ hay không? Trung thực thể hiện ở việc các bên thông báo đầy đủ đặc điểm, tính chất, tính năng, công dụng của tài sản; không được thể hiện các hành vi làm thay đổi tính chất, tính năng, công dụng khiến cho bên kia hình dung sai về tài sản. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì phải thông báo cho nhau đúng với yếu tố đã thỏa thuận đó. Nguyên tắc này lại được khẳng định lại tại Điều 389 Bộ luật dân sự năm 2005 về nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự: "Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng" [23]. Nguyên tắc này cũng chính là căn cứ để xác định một giao dịch dân sự, một hợp đồng có hiệu lực hay không, các chủ thể tham gia vào hợp đồng, tham gia vào giao dịch có bị lừa dối hay không, việc tham gia giao dịch có mang tính chất thật sự tự nguyện hay không để từ đó tuyên bố hợp đồng, giao dịch đó là vô hiệu hay có hiệu lực. Cũng dựa vào nguyên tắc này để xác định các bên có vi phạm nghĩa vụ dân sự hay không bởi nếu các bên mặc dù đã thiện chí, trung thực thực hiện nghĩa vụ dân sự mà nghĩa vụ dân sự vẫn chưa được thực hiện thì ta xác định là vì lí do bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự. Ngoài ra Bộ luật dân sự còn quy định những trường hợp các bên không thiện chí, trung thực, vi phạm tính tự nguyện trong giao dịch dân sự đó là: Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Giả tạo trong giao dịch dân sự có nghĩa là một trong các

bên của giao dịch đã không thiện chí, trung thực trong giao dịch đó, nhằm mục đích che giấu một giao dịch khác. Giao dịch trong trường hợp này sẽ dẫn tới hậu quả pháp lí là vô hiệu. Hay Điều 132 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa. Việc lừa dối, đe dọa đó của một trong các bên của giao dịch cũng xuất phát từ sự không thiện chí, trung thực muốn tham gia giao dịch đó theo đúng quy định của pháp luật, theo đúng thỏa thuận được thiết lập giữa các bên từ trước. Ta có thể thấy ngoài việc quy định rõ, đưa yếu tố thiện chí, trung thực thành nguyên tắc cơ bản thì thông qua các quy định cụ thể của bộ luật cũng thể hiện được nội dung của nguyên tắc này.

Chương 2

Một phần của tài liệu hợp đồng dân sự có điều khiện (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)