Vấn đề về điều kiện trong hợp đồng dân sự có điều kiện

Một phần của tài liệu hợp đồng dân sự có điều khiện (Trang 72 - 73)

- Sự kiện là điều kiện của hợp đồng được hiểu là sự kiện đó phát sinh trong tương lai và xác định vào thời điểm các bên thỏa thuận.

3.1.2.Vấn đề về điều kiện trong hợp đồng dân sự có điều kiện

Như đã nêu ở phần trên, hợp đồng dân sự có điều kiện muốn có hiệu lực trước pháp luật thì phải tuân theo các điều kiện để có hiệu lực của một hợp đồng dân sự. Nó phát sinh hoặc hủy bỏ còn phụ thuộc vào điều kiện để phát sinh hay hủy bỏ hợp đồng dân sự đó. Hiểu theo tinh thần của các qui định trong Bộ luật dân sự về hợp đồng dân sự và hợp đồng dân sự có điều kiện thì tất nhiên chúng ta phải hiểu rằng những điều kiện đặt ra trong một hợp đồng dân sự có điều kiện là phải hợp pháp, không trái với đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự có điều kiện đó mới có hiệu lực (phát sinh hoặc hủy bỏ) khi điều kiện xảy ra. Tuy nhiên, cách qui định của Bộ luật dân sự hiện nay không qui định rõ ràng vấn đề này.

Các điều kiện để một hợp đồng dân sự có hiệu lực được qui định tại Điều 122, trong đó tại điểm b khoản 1 Điều 122 Bộ luật dân sự qui định: "Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội" [23]. Tuy nhiên, như đã nêu, hợp đồng dân sự có điều kiện phải bao gồm hai nội dung cấu thành là: phần thứ nhất là hợp đồng dân sự thông thường do các bên xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự và phần thứ hai là điều kiện nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng dân sự. Với qui định như trên thì chỉ mới đề cập đến phần thứ nhất, còn phần thứ hai (phần điều kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng dân sự) của hợp đồng dân sự có điều kiện không được đề cập đến. Đã thế, chúng ta cũng không thấy Điều 125 qui định về hợp đồng dân sự có điều kiện và khoản 6 Điều 406 qui định về hợp đồng dân sự có điều kiện đề cập đến vấn đề này. Như vậy, trên thực tế nếu xảy ra các tranh chấp liên quan đến vấn đề tính hợp pháp, không trái với đạo đức xã hội của điều kiện trong hợp đồng dân sự có

điều kiện thì phương hướng giải quyết đối với hợp đồng dân sự phụ thuộc vào điều kiện đó như thế nào, theo tác giả luận văn, Bộ luật dân sự sẽ thiếu đi cơ sở pháp lí để giải quyết vấn đề này.

Ví dụ: A muốn vay tiền của B, đã nhất trí với điều kiện B đưa ra là phải có hành vi hạ thấp nhân phẩm của mình, xúc phạm danh dự của người khác (như quỳ xuống van xin, chửi mắng người khác theo ý của A…), điều kiện xảy ra, rõ ràng điều kiện trong giao dịch này vi phạm đạo đức xã hội, không hợp pháp, cần phải giao dịch này phải bị coi là vô hiệu; đấy là chưa kể đến trong giao dịch này còn xâm phạm nguyên tắc tự do ý chí. Nhưng trong Bộ luật dân sự không có qui định nào qui định một cách rõ ràng rằng những điều kiện mà A đưa ra đối với B là vi phạm về yêu cầu đối với điều kiện trong

Một phần của tài liệu hợp đồng dân sự có điều khiện (Trang 72 - 73)