Đối với các cấp xói mòn hơi mạnh và mạnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đánh giá xói mòn tiềm năng đất ở huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 45 - 47)

b. Thảm thực vật thứ sinh

4.2.4.3. Đối với các cấp xói mòn hơi mạnh và mạnh

Các cấp xói mòn này cũng chiếm một diện tích không lớn với 12.057,51ha (chiếm 11,31% diện tích), phân bố rải rác ở các khu vực sườn đồi, lớp phủ chủ yếu là cây bụi thứ sinh, trảng cỏ thứ sinh và một số khu vực nương rẫy, cây hằng năm. Số diện tích này có chủ yếu ở các xã Ba Lòng, A Bung, Đakrông, Mò Ó, Ba Nang, Hướng Hiệp và Triệu Nguyên.

Tuy nhiên, do phân bố rải rác trên các khu vực sườn khá dốc, chiều dài sườn không lớn nên khi áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp cần phải có đảm bảo các yêu cầu của việc xây dựng các mô hình SALT. Vì thế, một số biện pháp sử dụng đất với các cấp xói mòn này như sau:

a. Biện pháp sinh học:

- Tiến hành thay thế diện tích nương rẫy trồng các cây hằng năm trên những khu vực sườn dốc (>150) và ngắn, đặc biệt là khu vực các xã dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và đường 9 bằng các cây rừng trồng cải tạo đất như keo lá tram, keo tai tượng, cây lấy gõ có độ che phủ lớn, sinh trưởng nhanh và rễ ăn sâu nhằm hạn chế nhanh chóng xói mòn và phục hồi đất;

- Từng bước quy hoạch và chuyển diện tích trảnh cỏ thứ sinh và cây bụi thứ sinh không có cây gỗ ở các xã phía Nam, Ba Nang, Ba Lòng, Hướng Hiệp…sang rừng trồng. Rừng trồng phải bố trí có mật độ thích hợp nhằm chống xói mòn, cải tạo đất. Đặc biệt, những khu vực địa hình hiểm trở, đầu nguồn cần đưa vào rừng phòng hộ nhằm giữ đất, giữ nước, hạn chế sạt lở. Đặc biệt là những diện tích 2 bên sườn thuộc thung lũng sông Đakrông, nơi có sườn rất dốc.

b. Áp dụng mô hình nông – lâm kết hợp:

- Ở những khu vực địa hình khá thoải thuộc xã Ba Lòng, A Bung, A Vao có thể chuyển phần diện tích này sang nông lâm kết hợp. Có thể thực hiện theo mô hình SALT3 và SALT4 (Trình bày ở mục 4.2.3.3 và 4.2.3.4). Trong đó, phần đất trong mô hình dành cho cây lâm nghiệp được bố trí trên các đỉnh sườn phải chiếm tỷ lệ lớn, đồng thời kết hợp thực hiện các biện pháp nông học và công trình để chống xói mòn hiệu quả.

c. Biện pháp nông học và công trình:

- Chú trọng đến trồng cây theo đường đồng mức và canh tác theo hàng để hạn chế tối đa khả năng xói mòn do dòng chảy mặt và giữ đất cho khu vực canh tác. Danh sách các loại cây thường sử dụng để làm băng cây xanh được trình bày ở phụ lục 5;

- Thực hiện tủ gốc và tạo lớp phủ cho các luống cây trồng từ vật liệu cành, lá của băng cây xanh. Tăng cường bón phân hữu cơ cho số diện tích ngô, sắn để cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng kết dính của các hạt đất;

- Kết hợp với bố trí chướng ngại vật ở trên các diện tích sườn có độ dốc lớn ( đã đề cập ở mục 4.2.2.1). Đặc biệt là số diện tích có dấu hiệu xuất hiện xói mòn rãnh, đá lộ đầu nhiều.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đánh giá xói mòn tiềm năng đất ở huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 45 - 47)