b. Thảm thực vật thứ sinh
2.2.5. Vai trò con ngườ
Ngoài các nhân tố tự nhiên, nhân tố con người đóng vai trò quan trọng đối với quá trình xói mòn thong qua các biện pháp canh tác và bảo vệ tài nguyên đất.
Theo thống kê năm 2010, huyện Đăkrông có 37.752 người trong đó dân cư nông thôn là 34.155 người, chiếm đến 90,47% tổng số dân. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên vẫn còn ở mức cao 1,7%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 34,7%. Về thành phần dân tộc, người dân tộc Pa Cô, Vân Kiều chiếm đến trên 80% tổng dân số, phân bố chủ yếu ở các khu vực đồi núi; người Kinh chủ yếu sinh sống ở thị trấn Krong Klang và trung tâm các xã, nơi có địa hình tương đối bằng phẳng.
Hiện nay người dân đã tiến hành canh tác ở những diện tích đất bằng và những sườn đồi gần khu vực dân cư. Tuy nhiên, với trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu nên hầu hết các diện tích đất canh tác đồi núi đều tồn tại những bất cập.
- Người dân tộc vẫn còn thói quen khai hoang diện tích đồi núi để trồng trọt bằng phương pháp đốt nương làm rẫy, sau một vài vụ lại bỏ hoang.
- Trồng các loại cây hằng năm trên diện tích đồi núi có độ dốc lớn (phổ biến trên 150) nhưng hầu hết không có các biện pháp chống xói mòn.
- Phương thức canh tác “chọc lỗ, trĩa hạt”, phụ thuộc vào độ phì tự nhiên; không bổ sung chất dưỡng cho đất.
Nhìn chung, tài nguyên đất đã bị con người khai thác tương đối mãnh liệt, đặc biệt là những khu vực đồi núi gần các khu dân cư đã gây ra những tác động to lớn đến quá trình suy thoái đất. Trong đó, những biện pháp canh tác lạc hậu đã và đang thúc đẩy quá trình xói mòn diễn ra phổ biến trên toàn diện tích canh tác đồi núi.
2.2. HIỆN TRẠNG XÓI MÒN Ở LÃNH THỔ.
Xói mòn là quá trình phức tạp, diễn ra dưới tác động của nhiều nhân tố, bao gồm các nhân tố tự nhiên và hoạt động con người. Thông qua mối tác động đó, qua trình xói mòn sẽ diễn ra theo chiều hướng mạnh hay yếu khác nhau mà biểu hiện cụ thể trên bề mặt đất. Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng và khảo sát thực địa, có thể rút ra được một số vấn đề về hiện trạng xói mòn ở lãnh thổ nghiên cứu.