Nguyên nhân xói mòn đất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đánh giá xói mòn tiềm năng đất ở huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 27 - 28)

b. Thảm thực vật thứ sinh

2.2.2. Nguyên nhân xói mòn đất.

Ngoài các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình xói mòn, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến xói mòn ở lãnh thổ nghiêm cứu chính là sự tác động của con người lên tài nguyên đất cách vô ý thức.

Với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn ở mức độ thấp, người dân ở lãnh thổ nghiêm cứu đã thúc đẩy quá trình xói mòn từ những hoạt động sau:

- Khai thác tài nguyên rừng:

Hiện nay, tài nguyên rừng huyện Đăkrông chỉ được bảo tồn tương đối tốt ở khu bảo tồn thiên nhiên Đăkrông, còn những khu vực đồi núi còn lại cây rừng đã bị chặt phá quá mức. Theo khảo sát, tuy diện tích rừng còn khá nhiều nhưng chất lượng đã giảm sút, hầu hết cây to đã bị chặt đốn để phục vụ nhu cầu xây nhà, củi đốt và khai thác kinh tế (Phụ lục ảnh, Hình 6).

- Đốt nương làm rẫy:

Do diện tích đất bằng hạn chế nên đất canh tác phát triển nhờ vào khai hoang ở những khu vực sườn đồi. Người dân tiến hành phát quang bằng phương pháp đốt nương để lấy đất trồng trọt. Theo quan sát, việc đốt nương rẫy phát triển hầu khắp các đồi núi, đặc biệt là dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và đoạn Đường 9 từ thị trấn Krong Klang đi Hướng Hóa. Ở đây đã xuất hiện rất nhiều ngọn đồi trọc, có nơi tạo thành một dãy. Điều này làm phá hủy thảm phủ dẫn đến lớp đất mất đi hệ thống

bảo vệ bên trên, mưa và dòng chảy dễ dàng tách các phần tử đất ra khỏi bề mặt và dịch chuyển theo sườn dọc cách dễ dàng ( Phụ lục ảnh, Hình 7,8).

- Hệ thống các biện pháp chống xói mòn rất hạn chế:

Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên diện tích đất bằng dùng trong sản xuất nông nghiệp chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên. Vì vậy, người dân khu vực nghiên cứu sản xuất phần lớn trên diện tích các sườn đồi có độ dốc lớn, phổ biến ở đồi dốc 15 – 250, thậm chí trên 250. Với phương thức canh tác lạc hậu người dân khai hoang diện tích canh tác bằng cách đốt thảm phủ, diện tích này sẽ được trồng trọt một vài vụ; đến khi chất dinh dưỡng nghèo đi người dân sẽ bỏ hoang và tìm những khu vực sườn đồi khác để canh tác tiếp. Cứ như thế, quá trình khai hoang sẽ làm diện tích đất bị bỏ hoang không ngừng tăng. Trong quá trình này, người dân chỉ đơn thuần trồng cây, trĩa hạt lên bề mặt đất dốc mà không cho các biện pháp che phủ bề mặt, không có các đai rừng bảo vệ. Hơn nữa, các cậy trồng chủ yếu là ngô, sắn, chuối, thơm….Có bộ rễ ngắn, ít tán nên làm cho khả năng xói mòn lớn (Phụ lục ảnh, Hình 9,10).

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đánh giá xói mòn tiềm năng đất ở huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w