Mô hình kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc (SALT1)

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đánh giá xói mòn tiềm năng đất ở huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 39 - 41)

b. Thảm thực vật thứ sinh

4.2.3.1. Mô hình kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc (SALT1)

Canh tác theo băng là một hệ thống nông lâm kết hợp bao gồm trồng các cây làm ranh (thường theo hướng Đông – Tây) và canh tác hoa màu ở đường băng giữa hai hàng ranh. Các hàng ranh thường rộng 1m, được cấu tạo bởi 1 hoặc 2 hàng cây

than gỗ đa niên và định kỳ được cắt tỉa để tránh che bóng cây hoa màu. Nếu phát triển kỹ thuật này trên đất dốc ở các vùng đồi núi gọi là SALT1 (Slopping Agricultural Land Technology). Trường hợp này, hàng cây là ranh được bố trí theo đường đồng mức và khoảng cách của 2 hàng thay đổi theo độ dốc của sườn nhưng chỉ giới hạn từ 2 – 6m.

Đặc điểm cơ bản của việc trồng hàng ranh theo đường đồng mức là hạn chế xói mòn, giữ lại vật liệu bị cuốn trôi tại chân các hàng cây, giảm tốc độ dòng chảy mặt. Băng cậy giúp cung cấp vật phẩm xanh cắt được cho đất để phục hồi và bòi dưỡng độ phì cho đất. Sau một thời gian, hệ thống sẽ hình thành dần các bậc thang.

a. Đặc điểm của hệ thống:

Hệ thống canh tác trên đất dốc SALT1 được xây dựng dựa trên các đặc điểm:

- Canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc bằng công cụ đo đạc đơn giản phù hợp với trình độ với trình độ canh tác của đồng bào dân tộc khung chữ A;

- Chọn các loài cây họ đậu cố định đạm để trồng hàng ranh đồng mức. Cây phải dễ sống, sinh trưởng nhanh, trồng được bằng hạt, nẩy chồi tốt sau khi cắt và không cạnh tranh với hoa màu;

- Phải áp dụng triệt để kỹ thuật luân canh và xen canh khi canh tác hoa màu giữa 2 hàng cây xanh;

- Đa dạng hóa tầng tán bằng cách trồng xen cây nông nghiệp lâu năm hay cây rừng bao quanh khu vực canh tác.

Hình 4.12. Kỹ thuật trồng xen theo băng – SALT1 (Nguồn [3]).

b. Điều kiện xây dựng thành công kỹ thuật SALT1:

Từ kinh nghiệm triển khai các mô hình ở Việt Nam cho thấy muốn thành công kỹ thuật này cần:

- Chọn đúng loài cây học đậu trồng trên các đường ranh đồng mức;

- Phải gieo hạt cây này càng dày càng tốt và theo hàng đôi song song;

- Phải định kỳ cắt tỉa hàng ranh thấp hơn 0.8m để hoa màu nhận đủ ánh sang và dùng vật phẩm này tủ gốc vào đất canh tác;

c. Điều kiện áp dụng:

+ Điều kiện tự nhiên:

- Ưu tiên cho vùng sản xuất ngô; Nơi thiếu cây lâu năm để che phủ đất;

- Đất canh tác có độ phì nghèo hay giảm dần; Đất có pH cao hơn 5.5;

- Nơi co khí hậu hai mùa mưa và khô, lượng mưa tối thiểu 1000mm/năm. + Đặc điểm dân sinh kinh tế:

- Nông dân có phương thức chăn nuôi có kiểm soát, không thả rong; Thu nhập chính của nông dân dựa vào canh tác nông nghiệp; Nông dân sẽ chấp nhận kỹ thuật này nếu quyền sử dụng đất được thiết lập một cách cụ thể và chắc chắn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đánh giá xói mòn tiềm năng đất ở huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 39 - 41)