b. Thảm thực vật thứ sinh
2.2.1 Thực trạng xói mòn
Theo kết quả khảo sát thực tế, hiện tượng xói mòn xảy ra phổ biến khắp các xã ở lãnh thổ nghiêm cứu. Quá trình này diễn ra chủ yếu ở các khu vực địa hình có độ dốc khá lớn, đặc biệt là những vùng xung quanh các chân đồi, nơi thảm thực vật bị phá hủy nghiêm trọng, và canh tác các loại cây ngắn ngày. Điều này có thể nhận thấy rất rõ khi quan sát những quả đồi trọc 2 bên các tuyến giao thong: Đường 9, đường Hồ Chí Minh và đoạn từ Mò Ó đến Phúc Hải.
Theo quan sát, xói mòn bề mặt đã xuất hiện và phát triển hầu khắp diện tích có con người tác động. Hiện tượng này đã xác nhận ở những khu vực sườn đồi, đặc biệt là những khu vực canh tác cây hằng năm trên đất dốc. Tại những nơi này, những hòn đá với nhiều kích thước khác nhau đã lô ra trên bề mặt đất với mật độ khá dày, một số xuất hiện những tảng đá kích thước lớn; tầng dày phẫu diện không quá 10cm. Một số sườn đồi đã xuất hiện xói mòn khe, thậm chí xói mòn rãnh với độ rộng trên 30cm (Phụ lục ảnh, Hình 1,2,3).
Ngoài ra, xói mòn đi kèm trượt lở đất xuất hiện ở một số sườn đồi thuộc các xã dọc đường Hồ Chí Minh, tuy với diện tích không lớn nhưng chân sườn không bị cắt bởi các tuyến giao thông nên đây là một biểu hiện bất thường rất đáng quan tâm (Phụ lục ảnh, Hình 4,5).
Dọc theo các tuyến giao thông Đường 9 và đường Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều điểm sạt lở đất khá phổ biến, cộng với việc đốt nương làm rẫy trên các sườn đồi có độ dốc lớn đã làm tăng khả năng trượt, sạt lở đất với diện tích và cường độ ngày càng tăng. Theo quan sát, dọc theo các tuyến đường này có hơn 50 điểm sạt lở với quy mô và diện tích khác nhau. Phổ biến diễn ra ở khu vực chân sườn bị cắt ngang bởi các tuyến giao thông, diện tích sạt lở từ 20 – 50m2; tuy nhiên có một số đoạn sạt lở diễn ra từ đỉnh đồi đến chân đồi với diện tích hàng tram 100m2.
Nhìn chung, hiện tượng xói mòn lãnh thổ nghiêm cứu đang diễn ra phổ biến và đã xuất hiện trượt lở với mức độ ngày một nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến quá trình suy thoái tài nguyên đất.