b. Thảm thực vật thứ sinh
4.2.4.3. Đối với các cấp xói rất mạnh
Đây là cấp xói mòn rất nguy hiểm, hàng năm lớp đất mặt bị mất đi trên 80 tấn/ha. Cấp xói mòn rất mạnh chiếm 35,96% diện tích với 43.795,41ha, phân bố tập trung ở các loại cây hàng năm ở xã Hải Phúc, xã Hướng Hiệp, Đakrông, Mò Ó; phân bố rải rác ở diện tích nương rẫy, trảnh cỏ thứ sinh, cây bụi thứ sinh ở các xã A Bung, A Vao, Tà Rụt…Mặc dù các loại thảm này phân bố trên đất có độ dốc không lớn, phổ biến từ 0 đến 80, một số khu vực khoảng từ 8 đến 150 nhưng do độ che phủ tán và bề mặt thấp..nên đã làm cho nguy cơ xói rất cao. Số diện tích này hầu hết phân bố ở địa hình khá thuận lợi, gần các tuyến giao thông và khu dân cư. Điều này rất thuận lợi để xây dựng tất cả các mô hình nông lâm kết hợp. Hiện nay, theo khảo sát thực tế đa số diện tích này chưa được thực hiện các biện pháp canh tác để chống xói mòn đất. Do đó, cần thiết phải tiến hành các biện pháp sau:
a. Biện pháp sinh học:
- Chuyển diện tích trảnh cỏ thứ sinh, cây bụi sang diện tích rừng trồng. Điều này sẽ tạo lớp phủ nhanh, cải tạo đất, chống xói mòn mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Hơn nữa, thời gian kiến thiết ngắn, ít công chăm sóc nên dễ dàng thực hiện (Danh sách các loài cây lâm nghiệp được trình bày ở phụ lục 4);
- Chuyển diện tích canh tác nương rẫy tự phát sang trồng rừng nhằm tạo nhanh lớp phủ chống xói mòn, phục hồi dinh dưỡng đất. Vì theo khảo sát thực tế, số diện tích này đang bị tác động rất mạnh bởi quá trình xói mòn, tầng mặt rất mỏng, một số nơi xuất hiện đá lộ đầu nguy hiểm. Đặc biệt là số diện tích nương rẫy dọc thung lũng sông Đakrông, quá trình xói mòn kèm theo sạt lở đất diễn ra rất phổ biến.
b. Áp dụng mô hình nông – lâm kết hợp:
- Một số khu vực sườn thoải ưu tiên áp dụng mô hình nông lâm kết hợp theo quy mô hộ gia đình. Do đặc điểm địa hinhg thoải, chiều dài sườn khá lớn nên có thể áp dụng các mô hình SALT (Trình bày ở mục 4.2.3), đặc biệt là khu vực dọc thung lũng sông Quảng Trị và xã Hướng Hiệp, một số khu vực thuộc xã Tà Rụt, A Bung.
- Diện tích canh tác cây hàng năm ở xã Hải Phúc, Hướng Hiệp, Mò Ó, Triệu Nguyên bắt buộc thực hiện các biện pháp nông học trong trồng trọt, tiến hành trồng các cây băng xanh đa mục đích theo hàng trên các sườn nhằm ngăn chặn dòng chảy;
- Tận dụng tối đa phụ phẩm từ trồng trọt, băng cây xanh để tủ gốc các luống cây trồng chính với mục đích giữ ẩm, giảm tác động của mưa và bổ sung chất hữu cơ cho đất.
- Tăng cường bón phân hữu cơ cho đất nhằm cải thiện độ phì, cấu trúc đất tạo khả năng gắn kết giữa các phần tử đất để chống lại quá trình xói mòn;
- Tạo chướng ngại vật theo đường đồng mức bằng hàng rào đất và tăng cường thêm cán cọc (Trình bày ở mục 4.2.2.1) để làm giảm tối đa dòng chảy mặt, giữ đất khỏi bị rửa trôi. Lúc này đất sẽ tích tụ phía trước các hàng rào đất, giảm độ chênh cao trên sườn nên từng bước sẽ hình thành hệ thống các bậc thang đất bền vững đối với xói mòn.
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI ĐỂ SỬ DỤNG TÀINGUYÊN ĐẤT Ở LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU. NGUYÊN ĐẤT Ở LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU.