CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đánh giá xói mòn tiềm năng đất ở huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 29 - 33)

b. Thảm thực vật thứ sinh

4.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐỀ XUẤT

Đề xuất hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất chống xói mòn là công tác có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt là với lãnh thổ miền đồi núi như lãnh thổ Đakrông, nơi có nề kinh tế phát triển chủ yếu là kinh tế nông – lâm nghiệp. Vì vậy, công tác đề xuất cần phảo căn cứ vào:

4.1.1. Căn cứ kết quả đánh giá và phân hạng xói mòn tiềm năng ở đất lãnhthổ. thổ.

Theo kết quả tính toán và phân cấp xói mòn, phần lớn diện tích xói mòn ở lãnh thổ nghiên cứu có xói mòn chủ yếu ( từ 0 đến 20 tấn/ha.năm) với 57.593,05 ha chiếm 47,28% diện tích. Diện tích cấp xói mòn này chủ yếu được bao phủ bởi lớp thực vật rừng tốt nên đã giảm bớt khả năng tách các phần tử đất bở mưa và dòng chảy; cũng như độ dốc địa hình và đặc điểm thổ nhưỡng.

Cấp xói mòn trung bình chiếm 5,43% diện tích (6.057,77ha) phân bố rải rác ở các diện tích cây bụi thứ sinh có cây gôc rải rác có độ che phủ bề mặt khá lớn.

Các cấp xói mòn mạnh chiếm tất cả 56,37%, phân bố ở những khu vực canh tác cây hằng năm, cây bụi và trảng cỏ thứ sinh ở những khu vực sườn dọc các tuyến đường 9, từ Mò Ó đi Hải Phúc và tuyến đường Hồ Chí Minh. Hầu hết những khu vực này là sườn đồi có độ dốc tương đối lớn, được trồng sắn và ngô với độ che phủ tán và bề mặt thấp nên tạo điều kiện xói mòn xảy ra lớn. Trong đó, diện tích cấp xói mòn mạnh chiếm tỷ lệ lớn với 35,96%.

Tóm lại, toàn lãnh thổ có nguy cơ xói mòn cao, trong đó số diện tích canh tác cây lâu năm và nương rẫy lại có nguy cơ xói mòn rất mạnh chiếm tỷ lệ khá lớn. Các cấp xói còn lại chiếm tỉ lệ ít hơn. Qua đó cho thấy, những khu vực thảm phủ được bảo vệ tốt thì khả năng xói mòn yếu, còn lại những khu vực chịu hoạt động

canh tác của con người thì có khả năng xói mòn mạnh. Điều này phản ánh người dân địa phương sử dụng đất không hợp lý, vẫn chưa có các biện pháp canh tác hữu hiệu nhằm ngăn chặn rửa trôi đất, chất dinh dưỡng.

4.1.2 Căn cứ hiện trạng xói mòn đất theo các loại hình sử dụng ở lãnh thổnghiên cứu. nghiên cứu.

Theo khảo sát thực tế, quá trình xói mòn khu vực nghiêm cứu có thể khái quát như sau:

- Diện tích đồi núi được sử dụng trồng cây hằng năm dọc theo các thung lũng sông, nhất là thung lũng sông Đakrông, dọc các đường giao thông: Hiện tượng xói mòn bề mặt đã xuất hiện phổ biến, một số nơi xuất hiện xói mỏn rãnh, thậm chí xói mòn khe, một số nơi xói mòn kèm theo sạt lở đất.

- Diện tích canh tác cây hằng năm ở các bãi bồi khu vực Mò Ó đến Hải Phúc, và một số khu vực dọc thung lũng sông Thạch Hãn: Quá trình xói mòn cũng diễn ra yếu do địa hình khá bằng phẳng, người dân có áp dụng các biện pháp thâm canh trong sản xuất.

- Diện tích đồi núi cao xa khu dân cư được sử dụng trồng rừng kinh tế, phân bố rừng đặc dụng và rừng tự nhiên: Quá trình xói mòn cũng diễn ra với cường độ yếu, bề mặt vẫn được bảo vệ tốt bởi lớp phủ tương đối dày.

4.1.3 Căn cứ vào tính hiệu quả bảo vệ và sử dụng đất đã được thực hiện ởlãnh thổ nghiên cứu. lãnh thổ nghiên cứu.

Lãnh thổ nghiên cứu phần lớn là đồi núi nên diện tích cánh tác có độ dốc rất lớn. Phần diện tích đất dốc sử dụng cho canh tác cây hằng năm tập trung dọc các đường giao thông, 02 bên thung lũng sông Đakrông và Thạch Hãn…Theo khảo sát thực tế, người dân thường canh tác một số cây trồng chủ yếu là : sắn, ngô, dứa, chuối trên đất dốc lớn nhưng không thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ đất mà chủ yếu trồng “ chay”. Diện tích khai hoang bằng phương pháp đốt nương , sau khi trồng một vài vụ sẽ bị bỏ hoang để tiếp tục khai hoang mảnh đất khác màu mỡ hơn. Dần dần sau một thời gian, những ngọn đồi bao phủ rừng sẽ bị thay thế bởi các cây trồng và sau đó bị bỏ hoang trở thành đất trống hoặc cây bụi. Điều này dẫn đến thảm thực vật bị phá hủy, độ che phủ bề mặt đất giảm đi đáng kể, làm tăng khả

năng công kích của hạt mưa và dòng chảy mặt. Từ đó, quá trình xói mòn sẽ diễn ra nhanh và mãnh liệt hơn.

Diện tích đất bằng chủ yếu các bãi bồi ven sông, diện tích lớn nhất là ở các xã từ Mò Ó đến Hải Phúc và một số dọc thung lũng sông Thạch Hãn. Do đất bằng phẳng nên người dân thâm canh từ lâu, có các bờ bao quanh bảo vệ đất; nhìn chung số diện tích này được bảo vệ tương đối tốt.

Còn số diện tích đất đồi núi có độ dốc lớn, ở xa khu dân cư chủ yếu được che phủ bởi các thảm rừng tự nhiên. Số diện tích này có độ che phủ khá tốt nên hạn chế khả năng xói mòn.

4.1.4 Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ nghiên cứu.

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010, huyện Đakrông đã đạt được những thành tựu đáng kể.

- Tổng giá trị sản xuất các ngành được duy trì và tăng khá, tăng bình quân năm là 14,8%.

- Cơ cấu kinh tế các ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 54,7% (năm 2005) giảm còn 39,2% (năm 2010); công nghiệp – xây dựng từ 17,5% (năm 2005) tăng lên 29% (năm 2010) và thương mại – dịch vụ từ 27,8% (năm 2005) tăng lên 31,8% (năm 2010). Qua đó, cơ cấu lao động cũng có chuyển dịch tương ứng từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Về nông nghiệp, chăn nuôi cũng đã bước đầu tập trung theo hướng trang trại, hạn chế thả rong. Công tác trồng rừng đang được chú trọng và đẩy mạnh trong những năm gần đây.

Để phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của lãnh thổ, huyện Đakrông trong giai đoạn 2011 – 2015 chú trọng phát triển kinh tế - xã hội đã tập trung những nội dung sau:

- Mục tiêu: đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế cách bền vững, rút ngắn khoảng cách thu nhập đầu người so với toàn tỉnh; đảm bảo môi trường. Trong đó, dự kiến cuối năm 2015 nâng tỉ lệ che phủ rừng lên 65%.

- Định hướng phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của địa phương:

+ Chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Chú trọng chuyển dịch giá trị sản xuất lâm nghiệp trong cơ cấu nghành nông nghiệp. Tích cực đầu tư xây dựng, sử dụng có hiệu quả hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ để tăng diện tích gieo trồng hằng năm. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, thâm canh, tăng vụ…nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Phấn đấu năm 2015, diện tích gieo trồng cây hằng năm đạt 5.500 ha (trong đó lúa nước đạt 1.120 ha).

+ Khuyến khích hình thành và phát triển gia trại, chăn trại quy mô lớn; đa dạng hóa vật nuôi, chú trọng số lượng đàn. Chú trọng phát triển các hệ thống dịch vụ chăn nuôi, chăn nuôi đảm bảo phải có chuồng trại. Phấn đấu giá trị chăn nuôi đạt 11 tỷ đồng vào năm 2015, chiếm 22% trong tổng sản lượng ngành nông nghiệp.

+ Tập trung phát triển và bảo vệ tà nguyên rừng, đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ để bảo vệ môi trường và trồng rừng kinh tế. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng cho các tầng lớp nhân dân.

+ Triển khai trồng rừng ở xã Hướng Hiệp, Ba Lòng, Hải Phúc và vùng cây nguyên liệu Ba Đậu Nam ở khu vực Tà Rụt, thực hiện đề án thảm thực vật dọc đường Quốc lộ 9.

+ Hoàn thành công tác giao đất, giao rừng vào năm 2015.

Qua đó, lãnh thổ nghiên cứu đã có những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp; trong giai đoạn tới chú trọng phát triển một ngành nông nghiệp tiên tiến, kinh tế rừng đóng vai trò chính; đa đạng cây trồng và chăn nuôi theo quy mô lớn, xây dựng nông thôn mới.

4.2 ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở LÃNH THỔNGHIÊN CỨU. NGHIÊN CỨU.

Nghiên cứu, đánh giá xói mòn là một trong những nội dung quan trọng trong việc dự báo nguy cơ thoái hóa đất ở lãnh thổ nghiên cứu. Đồng thời, kết quả

nghiên cứu là cơ sở để thực hiện việc bảo tồn và sử dụng đất một cách có hiệu quả. Hiện nay có nhiều biện pháp hạn chế và kiểm soát xói mòn rất hiệu quả. Căn cứ vào tình hình thực tế ow lãnh thổ nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đánh giá xói mòn tiềm năng đất ở huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 29 - 33)