Tạo bậc thang

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đánh giá xói mòn tiềm năng đất ở huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 38 - 39)

b. Thảm thực vật thứ sinh

4.2.2.2. Tạo bậc thang

Bậc thang là một biện pháp hữu hiệu để chống xói mòn. Những bậc thang là những mảnh đất nằm ngang nhiều hoặc ít trên sườn dốc, được bố trí dọc theo các đường đồng mức. Mục đích của làm bậc thang là ngăn cản nước chảy quá nhanh trên mặt canh tác, hạn chế tối đa nguy cơ xói mòn. Thông qua làm bậc thang trên đất dốc, diện tích cho canh tác sẽ tăng và được cải thiện.

Có nhiều loại bậc thang khác nhau, phụ thuộc vào cách xây dựng và mục đích của chúng. Bậc thang bằng đất được sử dụng thường xuyên.

a. Bậc thang đất:

Người nông dân có thể thực hiện với sự giúp đỡ của hàng xóm, sử dụng cuốc, cày và thuổng. Bậc thang đất là loại thang đơn giản nhất và phổ biến nhất ở những cơn mưa bão. Thiệt hại sẽ lớn hơn so với xói mòn bình thường và khó có thể khắc phục.

Hình 4.9. Bố trí đường dẫn nước trên các bậc thang (Nguồn [9])

Dọc theo các bậc thang, một kênh dẫn nước được thiết kế nhằm tháo nhanh nước mưa sau những cơn mưa. Ở những khu vực khô, kênh dẫn thường được đặt dưới sườn, bởi vì không có nguy cơ bị lấp đất đầy như những khu vực ẩm ướt. Ở những khu vực có khí hậu ẩm hơn, kênh được thiết kế phía trên sườn nhằm giảm thiệt hại do xói mòn.

Hình 4.10. Tính toán chiều rộng bậc thang theo độ dốc (Nguồn [29])

Phụ thuộc vào độ dốc của sườn. Những điều kiện địa phương như loại đất, cường độ mưa cũng ảnh hưởng đến thiết kế.

Bảng 4.2: Chiều rộng bậc thang theo độ dốc (%)

Nếu độ dốc >= 40%, bậc thang sẽ rất nhỏ, đòi hỏi nhiều công lao động, kinh phí đắt. Nếu trong điều kiện như thế, cây rừng, cây ăn quả có thể được sử dụng.

b. Chiều dài của bậc thang/kênh dẫn nước:

Chiều dài kênh không quá dài bởi sẽ dễ tạo ra dòng chảy mạnh. Điều này có thể giải quyết bằng cách đắp các ụ đất trong các kênh, điều này sẽ giảm dòng chảy và nước có thể thấm vào đất.

Hình 4.11. Bố trí các ụ đất trong kênh dẫn nước trên mỗi bậc thang (Nguồn [29])

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đánh giá xói mòn tiềm năng đất ở huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 38 - 39)