Đối với cấp xói mòn trung bình

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đánh giá xói mòn tiềm năng đất ở huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 44 - 45)

b. Thảm thực vật thứ sinh

4.2.4.2. Đối với cấp xói mòn trung bình

Diện tích cấp xói mòn này chiếm rất ít chỉ 5,43% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các khu vực sườn núi được bao phủ bởi rừng tự nhiên bị tác động mạnh ở khu vực xã Ba Lòng, Hải Phúc; số ít diện tích canh tác nương rẫy. Số diện tích này phân bố xa các tuyến giao thông và khu vực dân cư nên ít chịu tác động mạnh bởi các hoạt động kinh tế của con người. Ở đây các sườn khá thoải, có chiều dài khá lớn nên có thể bố trí nhiều loại cây trồng nông lâm kết hợp.

a. Áp dụng kỹ thuật nông – lâm kết hợp:

- Tận dụng tối đa diện tích đất ở các khu vực sườn thoải để thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp (sườn dài khoảng 100m), nhất là diện tích ở xã Ba Lòng và Hải Phúc.

Tùy theo độ dốc và chiều dài sườn mà bố trí cơ cấu diện tích dành cho nông nghiệp. lâm nghiệp phù hợp. Bố trí các loại cây lương thực, cây hoa màu ở những khu vực dưới sườn vừa tăng thêm lương thực, có nguồn thu nhập hằng ngày từ các sản phẩm hoa màu, củ quả; diện tích bên trên sườn bố trí các loại cây lâm nghiệp (rừng trồng và cây lấy gỗ có giá trị kinh tế).

- Do nằm trên các khu vực xa dân cư nên bước đầu ưu tiên tiến hành trồng rừng kinh tế nhằm cải tạo đất, điều kiện nhiệt - ẩm tạo tiền đề để trồng xen các cây gỗ quý, xen canh các cây lương thực sau này.

b. Các biện pháp nông học:

- Canh tác trên các sườn phải kết hợp trồng các cây băng xanh đa mục đích theo đường đồng mức, thực hiện các biện pháp lớp phủ thực vật và tủ gốc nhằm hạn chế xói mòn đến mức thấp nhất.

c. Biện pháp công trình

- Đầu tư thực hiện biện pháp công trình để ngăn dòng chảy như mục 4.2.2.1 nhằm từng bước giữ đất rửa trôi trên sườn trước các hàng cây hoặc chướng ngại vật, dần dần hình thành hệ thống bậc thang đất chống xói mòn bền vững hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đánh giá xói mòn tiềm năng đất ở huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 44 - 45)