TỈNH NGHỆ AN 3.1 Phương hướng và mục tiêu
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho người lao động và toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề
quan trọng của công tác đào tạo nghề
Đào tạo nghề luôn là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta trong những năm qua, đề án về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang được triển khai trên tất cả các tỉnh thành cả nước và tại địa bàn huyện Thanh Chương. Tuy nhiên việc triển khai các chủ trương chính sách vẫn còn chậm so với yêu cầu và các công việc cần thực hiện. Trong các nguyên nhân đó là có một phần do sự nhận thức của các cấp lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và nhất là bản thân người lao động nông thôn về tầm quan trọng của đào tạo nghề còn hạn chế, ỷ lại và thụ động. Vì vậy, cần đẩy mạnh cong tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn. Việc triển khai hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần tập trung và các yếu tố như:
- Quán triệt nội dung Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến tận cơ sở và người lao động. Các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí địa phương càn nắm rõ và phổ biến trên các phương tiện toog tin đại chúng.
- Soạn các tài liệu tuyên truyền đến từng người dân, các cơ sở đài tạo nghề và đến từng người lao động nông thôn.
- Nêu gương các mô hình đào tạo nghề điển hình, có hiệu quả cao và đẩy mạnh được sản xuất, kinh doanh trên toàn quốc.
- Tuyên truyền về các chính sách ưu đãi đối với lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề.
- Duy trì thường xuyên, đổi mới phương pháp hướng nghiệp và đảm bảo chất lượng hướng nghiệp ở các trường trung học Phổ thông, trung học cơ sở và trung tâm giáo dục thường xuyên. Giúp thanh niên có đầy đủ thông tin và lựa chọn nghề học cho phù hợp với sự phát triển xã hội và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Đối với quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn, người lao động nông thôn là yếu tố chủ thể đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi gia đình nói riêng và của cả nông thôn nói chung. Do trình độ văn hóa và trình độ tay nghề thấp dẫn đến tâm lý chung của lao động nông thôn ít chịu đổi mới, dè dặt khi đón nhận các yếu tố kỹ thuật mới, nhận thức chưa đầy đủ về việc cần phải được đào tạo, chưa có được tầm nhìn cả hiện tại và tương lai trong việc xác định nghề cần học., học cái gì? học như thế nào? học ở đâu?.. Do vậy chính quyền nhà nước các cấp, cũng như các tổ chức khác còn đóng vai trò định hướng, tư vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ chức dạy nghề, nâng cao năng lực làm việc cho lao động nông thôn.
Ngày nay yêu cầu của sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, buộc người nông dân phải tính toán tới hiệu quả sản xuất, vì vậy xuất hiện nhu cầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Điều đó đặt ra trách nhiệm cho các cấp, các ngành trong việc đáp ứng nhu cầu dạy nghề của nông dân.