Tình hình dân số

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN THANH CHƯƠNG

2.1.2.1. Tình hình dân số

Với 40 xã, thị trấn, huyện Thanh Chương có qui mô dân số tương đối lớn so với các huyện khác trong tỉnh Nghệ An. Tỷ lệ tăng dân số ở mức cao, và có xu hướng giảm nhưng giảm ít làm cho qui mô dân số ngày càng tăng, cụ thể được thể hiện qua bảng 1 như sau:

Bảng 1: Dân số và lao động số huyện Thanh Chương giai đoạn 2007-2009 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển(%) 08/07 09/08 BQ 1. Tổng dân số Người 274107 275165 277525 100.39 100.86 100.62 Nữ Người 139544 140152 141690 100.44 101.10 100.77 Nam Người 134563 135013 135835 100.33 100.61 100.47 3.Số người trong độ tuổi LĐ Người 125293 133057 139595 106.20 104.91 105.55 Trong đó lao

động nông thôn Người 114629 118742 120544 103,59 101,52 103,56

4. Tỷ lệ tăng tự nhiên % 0.94 0.89 0.85 -Tỷ lệ sinh -Tỷ lệ tử % % 1.37 0.43 1.39 0.5 1.38 0.53 5. Mật độ dân số Người/k m2 500 504 509 100.80 100.99 100.90 6.Số người chuyển đến. Người 563 1113 2045 197.69 183.74 190.59 7. Số người

chuyển đi Người 1451 2489 3264 171.54 131.14 149.98

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Chương)

Qua bảng số liệu trên ta thấy dân số của huyện Thanh Chương ngày càng tăng. Năm 2007 dân số của huyện là 274107 người, trong đó nữ 139544 người (chiếm 50.91 % dân số), nam 134563 người (chiếm 49.09 %), tỷ lệ tăng tự nhiên là 0.94%. Năm 2008 dân số của huyện là 275165 người tăng 1058 người tương ứng với tăng 0.39 % so với năm 2007 và tỷ lệ sinh tự nhiên là 0.89 %. Năm 2009 dân số của huyện là 277525 người (nữ chiếm 51.05 % dân số) tăng 2360 người tương ứng với tăng 0.86 % so với năm 2008 và tỷ lệ sinh tự nhiên là 0.85%. Dân số của huyện ngày tăng nhưng tỷ lệ tăng tự nhiên đã giảm qua các năm, tỷ lệ sinh với tốc độ tương đối ổn định qua các năm còn tỷ lệ tử ngày càng tăng (năm 2007 tỷ lệ tử là 0.43 % và năm 2009 là 0.53 %).

Số người trong độ tuổi lao động cũng ngày càng tăng với tốc độ cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong dân số. Năm 2007 số người trong độ tuổi lao động là 125293 người chiếm 45.71 % dân số. Đến năm 2009 là 139595 người (chiếm 51.05 % dân số) tăng 6538 người so với năm 2008. Số người trong độ tuổi lao động dồi dào và ngày càng tăng gây sức ép lớn trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Nếu vấn đề việc làm không được giải quyết tốt, thất nghiệp tăng sẽ là nguyên nhân của nghèo đói, tệ nạn xã hội tăng, gây bất ổn kinh tế - xã hội. Số người chuyển đến và chuyển đi của huyện cũng ngày càng tăng như tốc độ tăng của số người chuyển đi là 49.98 % /năm.

Qua đây ta thấy dân số tăng với tốc độ khá cao bình quân 0.62%/ năm trong đó nữ tăng bình quân 0.77 %/ năm và nam tăng 0.47 %/ năm. Mật độ dân số không cao và ngày càng tăng năm 2007 là 500 người/ km2, năm 2009 là 509 người/ km2. Số người trong độ tuổi lao động tăng với tốc độ khá cao 5.55 %/ năm, số người chuyển đi ngày càng nhiều năm 2009 nhiều hơn năm 2008 là 775 người và số người chuyển đến tăng với tốc độ cao là 90.59 %/ năm (năm 2007 có 563 người chuyển đến và năm 2009 có 2045 người). Dân số tăng dẫn đến nguồn lao động tăng gây sức ép lớn tới việc làm của người lao động. Do vậy UBND huyện, các cấp, các ngành cần phải có giải pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ tăng dân số và tạo công ăn việc làm cho người lao động sao cho có hiệu quả nhất.

2.1.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật huyện Thanh Chương a. Về giao thông.

Đường giao thông của huyện đi lại tương đối thuận lợi, ngày càng phát triển và được nâng cấp. Đường quốc lộ, tỉnh lộ và một số tuyến đường do huyện quản lý, một số đoạn đường do xã quản lý là đường nhựa đi lại dễ dàng. Những năm qua với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm nên phần lớn đường đã được nhựa hóa,bê tông hóa. Nhưng nhìn chung đường về các thôn xóm, đường vào các gia đình còn eo hẹp, nhiều nơi xe cơ giới phục vụ nông nghiệp, xe tải nhỏ không vào được. Đường thôn xóm ra đồng phần lớn quá nhỏ, mặt đường kém ảnh hưởng đến sản xuất. Đa số đường không có hệ thống thoát nước, nhân dân rào sát đường, đi lại còn khó khăn và không an toàn. Việc mở rộng để phục vụ cho quy hoạch dân cư, phục vụ cho CNH-HĐH NNNT và các loại xe cơ giới ra vào sau này sẽ rất khó khăn.

b. Thủy lợi

Toàn huyện có 132 hồ đập, trong đó 6 hồ đập trung, 126 hồ đập vừa và nhỏ. tổng diện tích thiết kế là 6000 ha, thực tế tưới được 3500 ha chiếm 58 %. Ngoài ra còn có hệ thống nông giang, các trạm bơm với tổng năng lực thiết kế là 8607 ha, năng lực thực tế 7795 ha. Nhìn chung ở huyện Thanh Chương có nhiều công trình thủy lợi nhưng khả năng giữ nước còn hạn chế, do độ che phủ của rừng thấp (dưới 19%) và còn nhiều nên diện tích đất trống đồi trọc nên mùa khô dễ gây hạn hán, mùa mưa dễ gây lũ lụt.Hệ thống thủy lợi ở từng xã khá hoàn thiện, được chú trọng xây dựng và tu bổ hàng năm, phục vụ đắc lực cho sản xuất của nhân dân.

c. Điện

Hệ thống điện lưới quốc gia đã đến tận các làng , xã trong huyện. Điện lưới chủ yếu dùng thắp sáng, các trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp chế biến, cơ khí nhỏ.

Tổng số biến áp trong toàn huyện 121 trạm, trong đó điện lực huyện Thanh Chương quản lý 107 trạm và khách hàng quản lý 14 trạm. Tổng công suất 27029.5 KVA, trong đó điện lực huyện Thanh Chương quản lý 23945 KVA. Đường dây tải điện: 81365 km đường điện 35 KV, 120140 km đường điện 10 KV, 11850 km đường điện 0.4 KV.

c. Giáo dục, đào tạo

Ngành giáo dục - đào tạo đã được sự chỉ đạo giám sát của huyện nên sự nghiệp giáo dục của huyện được duy trì và phát triển mạnh. Mạng lưới trường học ngày càng phát triển, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học ngày càng được tăng cường đáp ứng nhu cầu của học sinh, 100% các xã thị trấn có trường Mầm Non hoàn chỉnh với 851 cán bộ giáo viên. Giáo dục đào tạo có bước chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Theo số liệu tghống kê năm 2009 của huyện: tổng số trường học giáo dục phổ thông trong toàn huyện là 91 trường học, với 3626 cán bộ giáo viên. Trong đó:

+ Bậc tiểu học: 47 trường, 804 lớp, 21839 em với 1521 giáo viên. + Bậc THCS: 36 trường, 640 lớp, 24048 em với 1548 giáo viên. + Bậc THPT: 8 trường, 272 lớp học, 12032 em với 557 giáo viên.

Ngoài ra còn có trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, trung tâm chính trị.

d. Về y tế

Công tác y tế của huyện đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, triển khai thực hiện các chương trình quốc gia, tập trung mạng lưới tuyến cơ sở, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường. Huyện có 30 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế, 32/38 trạm xã có bác sỹ; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em được duy trì thực hiện có hiệu quả, toàn huyện đã cấp phát trên 30.000 thẻ bảo hiểm cho trẻ em dưới 6 tuổi, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 22 %. Huyện có 1 bệnh viện huyện và 38 trạm y tế xã, thị trấn; 3 phòng khám đa khoa khu vực; 1 phòng khám theo yêu cầu và 2 phòng khám tư nhân có 410 giường bệnh và 395 cán bộ y tế (trong đó có 59 bác sỹ).

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình có nhiều hoạt động tích cực, số người thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch ngày càng tăng.

e. Thông tin

Huyện có 12 tổng đài viễn thông, 40 nhà bưu điện văn hóa xã, rất nhiều gia đình đã sử dụng điện thoại di động và cố định phục vụ được nhu cầu thông tin, sách báo, liên lạc cho nhân dân. Hiện nay hầu hết các gia đình đều có vô tuyến để giải trí, cập nhật thông tin.

2.1.2.3. Tình hình kinh tế huyện Thanh Chương, Nghệ An

Xuất phát từ đặc trưng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên – xã hội như trên, với bản chất lao động cần cù, chịu khó cùng với sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, những năm gần đây nền kinh tế của huyện có tốc độ phát triển tương đối cao. Tuy nhiên do chậm đổi mới trong kinh tế nên đến nay nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Để thấy rõ điều đó ta nghiên cứu bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w